Bỗng có một đám mây bao phủ các ông. Và từ đám mây, có tiếng phán rằng:
"Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người."
Ở trên núi xuống, Đức Giê-su truyền
cho các ông không được kể lại cho ai nghe những điều vừa thấy, trước khi Con
Người từ cõi chết sống lại.
(Mc 9,7+9)
Suy niệm và cầu nguyện:
05/08/2012 3:35
Ẩn dưới lớp sơn
màu trắng, lực lượng tàu tuần tra có trang bị vũ khí được Trung Quốc triển khai
phục vụ mưu đồ chiếm đoạt biển Đông.
Sáng nay, các đoàn tàu nằm trong số hơn 23.000 tàu cá
Trung Quốc sẽ tiếp tục tràn vào biển Đông để tận lực khai thác tại khu vực này.
Giới quan sát tin rằng lực lượng tàu tuần tra núp bóng dân sự của Trung Quốc sẽ
tháp tùng hàng chục ngàn tàu cá trên. Đó là vì tàu tuần tra “dân sự” đang đóng
vai trò quan trọng đối với việc Bắc Kinh sử dụng tàu cá để tiến hành âm mưu xâm
phạm rầm rộ trên biển Đông.
Những biến thể của hải quân
Mới đây, tạp chí Jane’s Defence Weekly vừa đăng phân
tích có tựa China’s other Navies (tạm dịch là Những lực lượng hải quân khác của
Trung Quốc). Theo đó, Trung Quốc hiện phát triển 5 nhóm tàu tuần tra “dân sự”
để hình thành nên “hạm đội trắng” bên cạnh những hạm đội của hải quân nước này.
Đó là: hải giám, ngư chính, hải cảnh, hải tuần, hải quan.
Hải giám nằm dưới quyền của Cơ quan quản lý đại dương
(CMS) thuộc Bộ Đất đai và tài nguyên Trung Quốc. Nhóm tàu này chủ yếu tập trung
giám sát các hoạt động liên quan đến tài nguyên biển, đặc biệt là dầu mỏ, khí
đốt. Hiện tại, CMS đang có khoảng 300 tàu, với 30 chiếc trên 1.000 tấn, cùng 10
máy bay và 4 trực thăng. Hồi tháng 5, tờ China Daily đưa tin Trung Quốc sẽ trang
bị thêm 36 tàu hải giám, với hơn 20 chiếc trên 1.000 tấn, vào năm 2013. Đến năm
2015, Bắc Kinh sẽ bàn giao thêm 16 máy bay cho CMS. Ngoài ra, cơ quan này sắp
nhận thêm 54 tàu cao tốc.
Ngư chính trực thuộc Cục Ngư chính của Bộ Nông nghiệp
Trung Quốc. Theo Học viện Nghiên cứu quốc phòng quốc gia Nhật Bản (NIDS), Bắc
Kinh hiện có khoảng 140 tàu ngư chính với 8 chiếc trên 1.000 tấn và đang từng
bước trang bị vũ khí cho nhóm này. Sắp tới, Trung Quốc sẽ bổ sung thêm nhiều
tàu ngư chính rất lớn khác, ví dụ như chiếc Ngư chính 88 trọng tải đến 15.000
tấn và được trang bị vũ khí.
Hải cảnh nằm dưới quyền kiểm soát của Bộ Công an Trung
Quốc và khá bí mật về các thông tin như ngân sách, trang thiết bị. Theo Jane’s
Defence Weekly, Hải cảnh Trung Quốc hiện có khoảng 10.000 nhân sự cùng 500 tàu.
Như các lực lượng khác, hải cảnh cũng đang được Bắc Kinh tăng cường mạnh mẽ khí
tài. Gần đây, Trung Quốc đã chuyển giao 2 tàu khu trục của hải quân để biên chế
vào hải cảnh. Ngoài ra, nước này còn đang có nhiều dự án đóng mới và bổ sung
tàu chiến cho lực lượng này.
Hải tuần được kiểm soát bởi Cơ quan quản lý an toàn
hàng hải (MSA) của Bộ Giao thông Trung Quốc. Cuối tuần trước, Tân Hoa xã đưa
tin Trung Quốc vừa hạ thủy “tàu tuần tra lớn nhất” là chiếc Hải tuần 01 trọng
tải 5.400 tấn. Hiện tại, MSA đang có khoảng 200 tàu với hơn 20.000 nhân sự.
Dưới bóng MSA, đội tàu hải tuần cũng được Trung Quốc sử dụng để tuần tra và
kiểm tra những tàu di chuyển trên vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền.
Hải quan trực thuộc Tổng cục Hải quan Trung Quốc và
cũng được xem là một lực lượng bán vũ trang. Lực lượng này hiện sở hữu khoảng
200 tàu và trong đó có một số chiếc được trang bị vũ khí.
Âm mưu lâu dài
Theo tạp chí Jane’s Defence Weekly, Trung Quốc đang
ngày càng tăng cường khả năng hoạt động xa bờ cho “hạm đội trắng”. Điển hình
như lực lượng tàu hải quan vốn dĩ hoạt động gần bờ nay cũng đang được bổ sung
các tàu tầm xa. Sau khi tàu ngư chính, hải giám và hải tuần “bành trướng” trên
biển Đông, lực lượng hải quan được cho là sẽ sớm ra khơi, núp bóng dưới chiêu
bài “tuần tra ở vùng biển chủ quyền”. Xa hơn, Bắc Kinh có thể sáp nhập các nhóm
tàu trên nằm dưới quyền quản lý của một cơ quan mới. Gần đây, thiếu tướng La
Viện, Phó tổng thư ký Hội Khoa học quân sự Trung Quốc, tuyên bố Bắc Kinh có thể
sớm thành lập Bộ Đại dương phụ trách kiểm soát hoạt động tại các vùng biển.
Theo đó, bộ này được lập ra trên cơ sở thống nhất 9
đơn vị hiện dưới quyền các cơ quan khác nhau như Bộ Nông nghiệp và Bộ Công an.
Asahi Shimbun từng dẫn lời tướng La nói bên lề Hội nghị Chính hiệp Trung Quốc
hồi tháng 3 rằng: “Liên kết nhiều cơ quan để tạo ảnh hưởng mạnh hơn và có nhiều
tàu lớn hơn”. Giới quan sát nhận định cơ quan mới sẽ đóng vai trò then chốt
trong việc “bảo hộ” những hoạt động đánh bắt, khai thác nguồn lợi trên biển tại
những khu vực Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Tất nhiên, biển Đông nằm trong số
các khu vực này.
Vì thế, bài phân tích trên Jane’s Defence Weekly nhận
định vụ căng thẳng giữa Trung Quốc với Philippines quanh bãi cạn Scarborough
gần đây là cách để Bắc Kinh kiểm nghiệm khả năng ứng phó của “hạm đội trắng”.
Theo đó, khi các tàu cá hay tàu dân sự của Trung Quốc “gặp khó”, Bắc Kinh sẽ
sẵn sàng leo thang căng thẳng bằng cách từng bước điều động tàu được vũ trang
từ thấp đến cao của “hạm đội trắng”. Bằng cách này, Trung Quốc có thể tránh
tiếng là không “quân sự hóa” dù sức mạnh đe dọa chẳng kém gì việc triển khai
tàu chiến. Về lâu dài, “hạm đội trắng” có thể thay thế hải quân thực hiện mưu
đồ của Bắc Kinh trong việc bành trướng ở các vùng biển.
Tàu dân sự có vũ khí hạng nặng và trực thăng tấn công
Lâu nay, Trung Quốc vẫn nhiều lần tuyên bố các lực lượng tàu tuần tra như
hải giám, ngư chính đơn thuần chỉ là “dân sự”. Tuy nhiên, thực tế cho thấy
nước này đang từng bước quân sự hóa các lực lượng tàu trên. Hồi năm ngoái,
Bắc Kinh thông qua kế hoạch chi hàng trăm triệu USD để sớm trang bị thêm 13
tàu bán vũ trang cho 5 nhóm tàu thuộc “hạm đội trắng”.
Gần đây, nhiều diễn đàn mạng của nước này trưng ra nhiều hình ảnh được
cho là chụp lại những tàu ngư chính có trang bị súng cỡ nòng lớn. Điển hình
như các tàu: Ngư chính 310, Ngư chính 311, Ngư chính 44601, Ngư chính 44602,
Ngư chính 9102… và tàu hải giám.
Theo chuyên trang quốc phòng Sinodefence.com, một trong những tàu ngư
chính lớn nhất của Bắc Kinh là Ngư chính 311 vốn được chuyển đổi từ tàu hải
quân lớp Dalang. Trung Quốc còn phát triển các tàu ngư chính theo hướng sẵn
sàng đáp ứng thêm nhiều khả năng tác chiến. Bằng chứng là tàu Ngư chính 310
và 311 có bãi đáp trực thăng cỡ lớn kèm kho chứa 2 trực thăng Z-9, theo trang
Sinodefence.com. Trong đó, Z-9B của dòng Z-9 là loại trực thăng tấn công đa
nhiệm đạt tốc độ lên đến 300 km/giờ, có tầm bay tối đa là 1.000 km và mang
theo pháo cỡ nòng 23 li, ngư lôi, tên lửa đối không, tên lửa chống xe tăng…
Ngoài ra, Bắc Kinh còn đang phát triển phiên bản trực thăng tấn công tàng
hình WZ-19 từ dòng Z-9. Vì thế, khi các tàu ngư chính mang theo những loại
trực thăng tấn công trên thì chúng sẽ có khả năng tác chiến như tàu chiến
đích thực.
Bên cạnh đó, dù là lực lượng bán vũ trang nhưng Hải cảnh Trung Quốc cũng
đang được bổ sung bằng những loại tàu chiến vũ trang hạng nặng. Theo một
nghiên cứu của Trường Chiến tranh hải quân Mỹ, Trung Quốc đang tăng cường
thêm lớp tàu 718 có vũ khí dành riêng cho lực lượng hải cảnh của nước này.
Bên cạnh đó, Bắc Kinh còn phát triển thêm kiểu tàu lớp 218 được xem là phương
tiện đặc chủng của hải cảnh với ưu điểm là tốc độ cao, tác chiến linh hoạt.
|
Ngô Minh Trí
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét