Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Nước Thiên Chúa


Khi ấy, Đức Giêsu nói với dân chúng dụ ngôn này: "Chuyện Nước Thiên Chúa thì cũng tựa như chuyện một người vãi hạt giống xuống đất. Đêm hay ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, bằng cách nào, thì người ấy không biết. Đất tự động sinh ra hoa kết quả: trước hết cây lúa mọc lên, rồi trổ đòng đòng, và sau cùng thành bông lúa nặng trĩu hạt. Lúa vừa chín, người ấy đem liềm ra gặt, vì đã đến mùa."
Rồi Người lại nói: "Chúng ta ví Nước Thiên Chúa với cái gì đây? Lấy dụ ngôn nào mà hình dung được? Nước Thiên Chúa giống như hạt cải, lúc gieo xuống đất, nó là loại hạt nhỏ nhất trong các hạt giống trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, thì nó mọc lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng."
Người dùng nhiều dụ ngôn tương tự mà giảng lời cho họ, tuỳ theo mức họ có thể nghe. Người không bao giờ nói với họ mà không dùng dụ ngôn. Nhưng khi chỉ có thầy trò với nhau, thì Người giải nghĩa hết. (Mc 4,26-34)

Không gì dấu được


Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: "Chẳng lẽ mang đèn tới để đặt dưới cái thùng hay dưới gầm giường? Nào chẳng phải là để đặt trên đế sao? Vì chẳng có gì che giấu mà không được tỏ lộ, chẳng có gì bí ẩn mà không được đưa ra ánh sáng. Ai có tai để nghe thì hãy nghe! "
Người nói với các ông: "Hãy để ý tới điều anh em nghe. Anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em, và còn cho anh em hơn nữa. Vì ai đã có, thì được cho thêm; còn ai không có, thì ngay cái đang có cũng sẽ bị lấy đi."

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

Thánh TÔMA AQUINÔ


Khi ấy, các kinh sư từ Giê-ru-sa-lem xuống, nói về Đức Giêsu rằng: Người bị quỷ vương Bê-en-dê-bun ám, và Người dựa thế quỷ vương mà trừ quỷ.
Đức Giêsu liền gọi họ đến, dùng dụ ngôn mà nói với họ: "Xa-tan làm sao trừ Xa-tan được? Nước nào tự chia rẽ, nước ấy không thể bền; nhà nào tự chia rẽ, nhà ấy không thể vững. Vậy Xa-tan mà chống Xa-tan, Xa-tan mà tự chia rẽ, thì không thể tồn tại, nhưng đã tận số. Không ai có thể vào nhà kẻ mạnh mà cướp của được, nếu không trói kẻ  mạnh ấy trước đã, rồi mới cướp sạch nhà nó.
"Tôi bảo thật các ông: mọi tội lỗi và lời phạm thượng, dù nói phạm thượng nhiều đến mấy đi nữa, thì cũng sẽ được tha cho con cái loài người. Nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần, thì chẳng đời nào được tha, mà còn mắc tội muôn đời". Đó là vì họ đã nói "ông ấy bị thần ô uế ám."


Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

Tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn


Đức Giê-su đến Na-da-rét, là nơi Người sinh trưởng. Người vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày sa-bát, và đứng lên đọc Sách Thánh. Họ trao cho Người cuốn sách ngôn sứ I-sai-a. Người mở ra, gặp đoạn chép rằng: Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa.

Đức Giê-su cuộn sách lại, trả cho người giúp việc hội đường, rồi ngồi xuống. Ai nấy trong hội đường đều chăm chú nhìn Người. Người bắt đầu nói với họ: "Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe."

GƯƠNG TRUYỀN GIÁO CỦA GIÁO HỘI ẤN ĐỘ

Giáo Hội Công Giáo Ấn Độ có 3 nghi lễ: La-Tinh, Siro-Malabar và Siro-Malankara. Điểm nổi bật là sự có mặt của các Hội Thừa Sai, trong đó có Hội Thừa Sai Thánh Toma Tông Đồ của Giáo Hội Công Giáo Siro-Malabar nghi lễ đông phương. Hội có trụ sở tại bang Kerala, miền Nam Ấn Độ.
+++
Hội Thừa Sai thánh Toma Tông Đồ được thành lập vào năm 1965, ban đầu dưới hình thức một Hội quy tụ các Linh Mục triều. Ba năm sau, Hội trở thành Hội Thừa Sai thánh Toma Tông Đồ có quy luật hẳn hoi. Ngày 22-2-1968, Hội chính thức ra mắt với sự hiện diện của Đức Hồng Y Furstenberg, Tổng Trưởng Bộ các Giáo Hội Đông Phương, và tất cả các Giám Mục của Giáo Hội Công Giáo Siro-Malabar nghi lễ Đông Phương.
Từ đó, Hội không ngừng phát triển. Bắt đầu với con số khiêm tốn 18 thành viên, ngày nay, Hội có hơn 200 Linh Mục thành viên, cộng với gần 200 Chủng Sinh. 75% các thành viên là Linh Mục dưới 40 tuổi. Các Linh Mục có tinh thần truyền giáo thật cao và rất mong muốn được gửi đi truyền giáo.
Hội Thừa Sai thánh Toma Tông Đồ có ba cứ điểm truyền giáo tại miền Bắc, nằm trong lãnh thổ của hai tôn giáo lớn là Ấn giáo và Phật giáo. Do đó, công cuộc truyền giáo gặp rất nhiều cam go và chống đối của tín đồ Ấn giáo. Cha Sebastian Vadakel, Bề Trên tổng quyền của Hội,  nói:
- “Rất thường khi chúng tôi mở một cứ điểm truyền giáo mà không có tín hữu Công Giáo nào. Nhưng chúng tôi không dấu diếm hoặc ngần ngại tỏ ra mình là tín hữu Công Giáo, Linh Mục và Thừa Sai. Trái với thói quen ở Kerala, nơi các cứ điểm truyền giáo, chúng tôi không mang áo chùng thâm khi đi ra ngoài, nhưng chỉ mặc y phục Linh Mục khi cử hành các nghi lễ Phụng Vụ thánh. Chúng tôi tiếp xúc với dân chúng qua các hoạt động xã hội: tổ chức các dịch vụ trong làng; thăng tiến nữ giới; bệnh xá; trường học v.v. Chúng tôi không bị ràng buộc vào bất cứ hình thức hiện diện đặc thù nào, nhưng thay đổi tùy theo nhu cầu và hoàn cảnh.”
Ujjain là cứ điểm truyền giáo đầu tiên của Hội Thừa Sai thánh Toma Tông Đồ và được mở vào năm 1968. Lúc đầu, cứ điểm chỉ có một giáo xứ duy nhất. Hiện nay Ujjain có đến 34 giáo xứ với 55 Linh Mục và 162 nữ tu thuộc 11 Hội Dòng khác nhau.
+++
Linh mục Anto Kudukkamthadam là Cha Sở giáo xứ Piploda. Vốn liếng kiến thức về xã hội học đã giúp Cha Anto biết rõ địa hình địa thế của xứ đạo. Theo Cha, có từ 5-7% dân làng là người giàu, 10% là giới trung lưu, còn lại 80% là người nghèo. Thế nhưng, Cha Anto nói:
- Vị Linh Mục tu sĩ nào dám công khai lên tiếng tố giác hố sâu bất công này thì tính mạng bị lâm nguy. Nữ tu Rani Maria bị ám sát cách dã man chỉ vì Chị hoạt động xã hội, khuyến khích các bà các cô biết tự tổ chức, phân định các hoàn cảnh và làm việc chung với nhau. Hoạt động của Chị Rani Maria mang lại kết quả tốt đẹp. Nhưng kết quả tốt đẹp lại gây khó chịu cho giới giàu có trong làng và họ thuê người giết Chị.
Thời gian đầu vô cùng khó khăn. Một ngày, tôi tưởng như giờ cuối cùng đã điểm. Một nhóm thanh niên thuộc phong trào chính trị Ấn giáo đến giáo xứ gặp tôi. Họ chất vấn tôi đủ điều:
- Ông là ai mà dám ở đây? Rồi ông đến đây để làm gì? Ông không phải dân địa phương, như thế có nghĩa ông nhận tiền viện trợ của Anh hoặc của Mỹ!
May mắn thay, tôi nói được tiếng Hindi địa phương. Sau khi giải thích việc đang làm, tôi kết thúc:
- Các anh có thể giết tôi, tôi sẵn sàng chết vì Đức Chúa GIÊSU KITÔ!
Dần dần, họ dịu lại. Một thời gian sau, khi họ thấy chúng tôi thật sự giúp dân làng, đặc biệt mở các lớp học bình dân, thì chính những người từng dọa giết tôi, lại gửi con cái họ đến học trường chúng tôi!
Cha Anto lấy lại bình tĩnh nhờ cầu nguyện và suy gẫm mỗi ngày. Rồi từ sau vụ khỏi bệnh lạ lùng, uy tín của Cha Anto càng gia tăng thêm.
Số là, một ngày kia, một dân làng bị bò húc gãy xương sống. Họ mang người bị nạn đến xin Cha chữa, vì nghĩ Cha là thầy thuốc. Cha Anto nói với người bệnh:
- Tôi không có thuốc, nhưng chỉ duy nhất Đức Chúa GIÊSU KITÔ có thể chữa ông lành.
Nói xong, Cha đặt tay trên ông và sốt sắng cầu nguyện. Bỗng chốc người bị nạn đứng lên và đi đứng như thường.
Từ đó, Cha Anto điều động một nhóm cầu nguyện và tiếp tục làm việc tông đồ trong an bình, không còn bị quấy nhiễu nữa!


Làm thợ thì đáng được trả công


Khi ấy, Chúa Giêsu chỉ định bảy mươi hai môn đệ khác, và sai các ông cứ từng hai người một đi trước, vào tất cả các thành, các nơi mà chính Người sẽ đến. Người bảo các ông:
“Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về.  Anh em hãy ra đi. Này Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói. Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường. Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói: "Bình an cho nhà này! " Nếu ở đó, có ai đáng hưởng bình an, thì bình an của anh em sẽ ở lại với người ấy; bằng không thì bình an đó sẽ trở lại với anh em. Hãy ở lại nhà ấy, và người ta cho ăn uống thức gì, thì anh em dùng thức đó, vì làm thợ thì đáng được trả công. Đừng đi hết nhà nọ đến nhà kia. Vào bất cứ thành nào mà được người ta tiếp đón, thì cứ ăn những gì người ta dọn cho anh em. Hãy chữa những người đau yếu trong thành, và nói với họ: "Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần các ông." (Lc 10,1-9)

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

Thăm giáo điểm Thuận Tiến
































Thánh Phaolô trở lại


"Cứ đi, vì người ấy là lợi khí Ta chọn để mang danh Ta đến trước mặt các dân ngoại, các vua chúa và con cái Ít-ra-en. Thật vậy, chính Ta sẽ chỉ cho người ấy thấy tất cả những đau khổ người ấy phải chịu vì danh Ta." (Cv 9,15-16)
"Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo.” (Mc 16,15)

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

Con Thiên Chúa


Khi ấy, Đức Giê-su cùng với các môn đệ lui về phía Biển Hồ. Từ miền Ga-li-lê, người ta lũ lượt đi theo Người. Và từ miền Giu-đê, từ Giê-ru-sa-lem, từ xứ I-đu-mê, từ vùng bên kia sông Gio-đan và vùng phụ cận hai thành Tia và Xi-đôn, người ta lũ lượt đến với Người, vì nghe biết những gì Người đã làm. Người đã bảo các môn đệ dành sẵn cho Người một chiếc thuyền nhỏ, để khỏi bị đám đông chen lấn. Quả thế, Người đã chữa lành nhiều bệnh nhân, khiến tất cả những ai có bệnh cũng đổ xô đến để sờ vào Người. Còn các thần ô uế, hễ thấy Đức Giê-su, thì phủ phục trước mặt Người và kêu lên: "Ông là Con Thiên Chúa! " Nhưng Người cấm ngặt chúng không được tiết lộ Người là

Thánh Phanxicô Salêsiô, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh
Thánh nhân sinh tại Xavoa năm 1567. Được chọn làm giám mục Geneve, sáng lập dòng các nữ tu thăm viếng cùng với chị Phanxica đờ Săngtan. Thánh nhân qua đời ở Lyon ngày 28 tháng 12 năm 1622.