Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2015

Vũ khí Nga trong cuộc kháng chiến chống Mỹ tại Việt Nam

Trong bài viết trên trang tin này ngày 30.4 qua, tác giả Rakesh Krishnan Simha viết rằng bên cạnh lòng yêu nước, đào tạo huấn luyện và niềm tin, thì một nguyên nhân quan trọng góp phần vào chiến thắng của Việt Nam là từ nguồn cung cấp hầu như không ngừng của các loại vũ khí từ Liên Xô.

Từ tên lửa SAM đến máy bay MiG

Trong những năm 1950 và đầu những năm 1960, Moscow đã đứng ngoài cuộc xung đột ở khu vực Đông Nam Á. Thủ tướng Liên Xô Nikita Khrushchev muốn tránh thêm một bế tắc hạt nhân như đã xảy ra trong năm 1962 tại Cuba. Nhưng người kế nhiệm ông là Alexey Kosygin và Leonid Brezhnev đã đẩy mạnh viện trợ quân sự.
Vào mùa xuân năm 1967, một dòng chảy viện trợ đã từ Liên Xô (nay là Nga) vào Bắc Việt Nam.
Đến cuối những năm 1960, hơn 3/4 trang thiết bị quân sự của miền Bắc Việt Nam là đến từ Liên Xô. Tác giả Sergei Blagov viết trong Asia Times rằng Moscow đã đóng góp vũ khí cần thiết cho khả năng quốc phòng của miền Bắc Việt Nam chống lại cuộc chiến tranh bằng không quân của Mỹ, bao gồm các hệ thống radar, pháo cao xạ, tên lửa đất đối không (SAM).
Việc Nga cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự cho miền Bắc Việt Nam đã góp phần thay đổi hoàn toàn cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Bắc Việt Nam đã chiến đấu chống Mỹ với hỏa lực trên một quy mô đáng kinh ngạc, với 2.000 xe tăng, 7.000 khẩu pháo, hơn 5.000 pháo cao xạ và 158 bệ phóng tên lửa SAM.
Các loại vũ khí này, dù không phải là loại mới nhất trong kho vũ khí của Moscow, nhưng tiên tiến hơn so với vũ khí của Mỹ sử dụng tại Việt Nam, dẫn đến nhiều chiến thắng trước quân Mỹ. Máy bay Mỹ bỏ chạy khỏi bầu trời Bắc Việt Nam khi những vệt lửa của tên lửa SAM xuất hiện.
Nhiều máy bay Mỹ đã bị hạ do tên lửa của miền Bắc Việt Nam. "Vào tháng 8.1965, các tên lửa SAM đầu tiên đã bắn vào 4 chiếc F-4 Phantom của Mỹ và hạ được 3 chiếc, đánh dấu lần đầu tiên máy bay Mỹ bị tấn công bằng tên lửa SAM", theo tác giả Blagov.
Các máy bay ném bom chiến lược của Mỹ cũng giảm sự xuất hiện trên vùng trời Bắc Việt Nam sau khi bị trúng tên lửa SAM do Nga cung cấp (các tên lửa này là tiền thân của các hệ thống phòng không hiện đại S-300 và S-400 ngày nay). Các chuyên gia quân sự tình nguyện Nga đã bắn tên lửa SAM, hạ một trong những chiếc B-52 đầu tiên trên bầu trời Hà Nội. Một chuyên viên tên lửa Nga đã nói với Đài phát thanh Nước Nga: "Sau khi chúng tôi đến Việt Nam, các phi công Mỹ liền từ chối bay".
Tuy nhiên, sau năm 1966, nhân viên quân sự Liên Xô không còn tham gia trực tiếp trong chiến đấu vì các lực lượng Việt Nam đã được đào tạo xử lý thành thạo các thiết bị của Liên Xô, theo tạp chí Tiếng vọng hành tinh của Nga.
Tên lửa phòng không Dvina (ảnh trên) và đài điều khiển tên lửa do Liên Xô cung cấp cho miền Bắc Việt Nam), tại  Bảo tàng Chiến thắng B-52, Hà Nội - Ảnh: Thuý Hằng
Các phi công Mỹ còn ngán các loại tiêm kích MiG-17 và MiG-21 của Không quân miền Bắc Việt Nam. Các máy bay chiến đấu này do Liên Xô cung cấp và được dẫn đường tới mục tiêu bằng radar Liên Xô.
Để hình dung, vào năm 1965 chỉ có 30 chiếc máy bay MiG chiến đấu chống khoảng 660 máy bay Mỹ, và người Mỹ đã mất 46 máy bay F-4, trong đó có 13 chiếc bị bắn rơi bởi MiG.
Năm 1966, không quân Việt Nam bắt đầu nhận loại máy bay đánh chặn mới nhất: MiG-21. Ngày 7.7.1966, hai máy bay MiG-21 bắn hạ một chiếc F-105 bằng tên lửa không-đối-không Atoll của Nga, tạo ra sự hoảng loạn trong Không quân Mỹ.
Các phi công Việt Nam đã quen thuộc hơn với máy bay phản lực của Nga. Roger Boniface viết trong chuyên đề Máy bay MiG ở Bắc Việt Nam rằng: "Các phi công MiG-17 của Việt Nam có sự tự tin mọi lúc khi họ liên tục có thể nhào lộn nhanh hơn loại F-4 của Mỹ và sử dụng pháo để hạ máy bay địch từ cự ly gần”.
MiG-21 thì sử dụng tốc độ vượt trội của mình và bổ nhào vào máy bay Mỹ ở độ cao cao hơn. Không quân miền Bắc Việt Nam sử dụng cả MiG-17 và MiG-21 để chống lại máy bay Mỹ.
Các phi công Mỹ đã trở nên rất sợ khi gặp phải các phi công Bắc Việt Nam, và trong một số trường hợp họ chạy trốn khỏi trận không chiến với hết tốc lực. Tính chung trong cuộc chiến tranh Việt Nam, phía Mỹ mất hơn 2.000 máy bay, Bắc Việt Nam mất chỉ 131 máy bay.
Thông tin cảnh báo sớm của tình báo quân sự Nga cũng rất quan trọng. Chẳng hạn tàu của Nga trên Biển Đông thường báo tin hoạt động của lực lượng Mỹ cho miền Bắc Việt Nam nắm. Tàu của Nga cũng thu thập và ghi nhận hoạt động của các máy bay B-52 Mỹ từ Okinawa và Guam. Tốc độ bay và hướng bay của các chiếc B-52 sẽ được tàu trinh sát Nga ghi nhận và sau đó chuyển tiếp đến lãnh đạo quân sự và chính trị của miền Bắc Việt Nam.
Người Việt Nam sau đó sẽ tính toán các mục tiêu có thể bị ném bom và điều máy bay chiến đấu đến vị trí đó để phản công, cũng như hạn chế thấp nhất các thiệt hại.
Nga cũng cung cấp cho miền Bắc Việt Nam vật tư y tế, thực phẩm, xăng dầu, máy móc, phụ tùng thay thế. Và không giống như hàng hoá và vũ khí được cung cấp bởi Trung Quốc - luôn đòi phải thanh toán sau này, sự hỗ trợ của Nga cho Bắc Việt Nam là viện trợ chứ không phải là các khoản vay. Trong suốt cuộc chiến tranh tại Việt Nam, sự hỗ trợ này tương đương 2 triệu USD/ngày.
Máy bay Mig 21 của Bắc Việt Nam, nỗi ám ảnh của phi công Mỹ trong chiến tranh Việt Nam - Ảnh: Thuý Hằng

Súng AK hơn hẳn M-16

Chiến tranh Việt Nam là cuộc xung đột đầu tiên trong lịch sử mà trong đó súng trường tấn công đã được sử dụng trên một qui mô rộng.
Bộ đội Việt Nam đã có được loại súng trường hiện đại của thời kỳ đó - AK-47. Đạn của AK nhẹ hơn cũng đồng nghĩa mỗi người lính Việt Nam có thể mang theo 350 viên đạn, cho phép họ chiến đấu lâu sau khi đối thủ không còn đạn dược. Súng AK đòi hỏi bảo trì thấp, hiệu suất tốt hơn trong môi trường ẩm ướt của Việt Nam.
Ngược lại lính Mỹ trang bị súng M16 của hãng Colt, thường bị kẹt đạn.
Có rất nhiều trường hợp các trung đội Mỹ mất hoả lực vì súng M16 bị hỏng hóc. Trong một lần bị du kích Việt Nam phục kích vào ban đêm, những lời cuối cùng thông báo qua điện đài của một đại đội Mỹ là: "Hết lựu đạn, tất cả các vũ khí bị kẹt".
Súng AK-47 hơn hẳn súng M16 của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam - Ảnh: Độc Lập
Tình hình trở nên nghiêm trọng khi một số lính Mỹ bắt đầu nhặt nhạnh những khẩu AK-47 chiến lợi phẩm, theo tạp chíEsquire. Lý do là chúng có thể gây ra bắn nhầm nhau vì AK và M16 có tiếng nổ khác nhau. Có một lần một trung sĩ Mỹ mang theo một khẩu AK-47 bị chỉ huy chặn lại hỏi vì sao dùng vũ khí Nga, ngườitrung sĩ trả lời: "Bởi vì nó hoạt động tốt !".
AK-47 hơn hẳn M16 thể hiện chất lượng vượt trội của vũ khí Nga trong suốt cuộc chiến Việt Nam. Trong thực tế, vũ khí Nga tốt đến độ người Trung Quốc bắt đầu lấy cắp một số vũ khí mới toanh này khi hàng hoá viện trợ này đi qua lãnh thổ Trung Quốc. Moscow đã buộc phải sử dụng các tuyến đường biển nguy hiểm để đảm bảo Việt Nam nhận đầy đủ các khí tài vật tư cần thiết.

Vì sao Liên Xô không cung cấp vũ khí mới nhất ?

Tổn thất của Mỹ sẽ còn lớn hơn nếu Liên Xô cung cấp cho Việt Nam những loại vũ khí mới nhất trong kho vũ khí của mình. Ví dụ, các tàu mang tên lửa lớp OSA - mà Ấn Độ đã sử dụng để tiêu diệt cảng Karachi (Pakistan) trong cuộc chiến tranh năm 1971 - chưa bao giờ được cung cấp cho hải quân Bắc Việt Nam. Những tàu chiến này được trang bị các tên lửa đối hạm Styx có tầm bắn chính xác cao có thể gây thiệt hại cho Hải quân Mỹ. Có lẽ Moscow tin rằng người Mỹ sẽ sử dụng đến một cuộc tấn công hạt nhân vào Việt Nam nếu họ bị mất một trong những tàu chiến chủ lực lớn của họ như tàu sân bay Enterprise.
Tác giả Blagov nói phía Việt Nam than phiền rằng họ đã nhận được các loại tên lửa lỗi thời. "Một số loại tên lửa Liên Xô cung cấp cho Việt Nam đã thực sự cũ, sản xuất trong những năm 1956-1958. Nhưng lý do chính cho việc Liên Xô không cung cấp Bắc Việt Nam những vũ khí mới nhất chính là từ nỗi sợ của Điện Kremlin rằng Việt Nam có thể rò rỉ bí mật quân sự của Liên Xô cho Trung Quốc", theo ông Blagov.
Ngày 30.4.1975, quân giải phóng dùng xe tăng T-54 do Liên Xô chế tạo đã húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập ở Sài Gòn, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Lúc 11 giờ 30 ngày 30.4.1975, xe tăng ta xông vào Dinh Độc Lập, Tổng thống chính quyền VNCH Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 kết thúc toàn thắng. Trong ảnh: Xe tăng T-54 húc đổ cổng, xông vào đánh chiếm Dinh Độc Lập - 

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2015

Đức Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn được chọn làm Hồng Y

VATICAN. Đức Thánh Cha Phanxicô (ĐTC) đã tuyên bố sẽ bổ nhiệm 15 Hồng Y mới vào ngày 14-2-2015, trong đó có Đức Tổng Giám mục (ĐTGM) Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng giáo phận Hà Nội. Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa nhật 4-1-2015 với hàng chục ngàn tín hữu tại Quảng trường Thánh Phêrô, ĐTC nói:
“Như đã thông báo, vào ngày 14 tháng Hai sắp tới, tôi sẽ vui mừng triệu tập Công nghị Hồng Y, và sẽ đặt 15 Hồng Y mới; các vị này thuộc 14 quốc gia của tất cả các châu lục, thể hiện sự liên kết bất khả phân ly giữa Giáo hội Rôma và các Giáo hội địa phương trên thế giới.
Chúa nhật 15 tháng Hai, tôi sẽ chủ tế Thánh lễ trọng thể với các Tân Hồng y, trước đó, ngày 12 và 13 tôi sẽ chủ toạ Công nghị Hồng Y cùng với tất cả các Hồng Y để suy tư về những định hướng và các đề nghị cải tổ Giáo triều Rôma.
Sau đây là các Hồng Y mới:
1. ĐTGM Dominique Mamberti, người Pháp, TGM hiệu tòa Sagona, Chủ tịch Tối Cao Pháp viện của Tòa Thánh, (63 tuổi, 1952)
2. ĐTGM Manuel José Macário do Nascimento Clemente, Thượng Phụ thành Lisboa, thủ đô Bồ đào nha (67 tuổi, 1949)
3. ĐTGM Berhaneyesus Demerew Souraphiel, CM, TGM Addis Abeba, Etiopia, (67 tuổi, 1948)
4. ĐTGM John Atcherley Dew, TGM giáo phận Wellington, thủ đô New Zealand (67 tuổi, 1948)
5. ĐTGM Edoardo Menichelli, TGM giáo phận Ancona-Osimo, Italia (76 tuổi, 1939)
6. ĐTGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, TGM Hà Nội, Việt Nam, 77 tuổi (1938)
7. ĐTGM Charles Maung Bo, SDB, TGM giáo phận Yangon, Myanmar, (67 tuổi, 1948)
9. ĐTGM Francis Xavier Kiengsak Kovithananji, TGM Bangkok, Thái Lan, 66 tuổi (1949)
10. ĐTGM Francesco Montenegro, TGM Agrigento, Italia, (69 tuổi, 1946)
11. ĐTGM Daniel Fernando Sturla Berhouet, SDB, TGM Montevideo, Uruguay, (56 tuổi, 1959)
12. ĐTGM Ricardo Blázquez Pérez, TGM Valladolid, Tây Ban Nha, (73 tuổi, 1942)
13. ĐGM José Luis Lacunza Maestrojuán, OAR, GM giáo phận David, Panamá (71 tuổi, 1944)
14. ĐGM Arlindo Gomes Furtado, GM Santiago de Cabo Verde, Quần Đảo Capo Verde, (66 tuổi, 1949)
15. ĐGM Soane Patita Paini Mafi, GM Tonga, (Quần đảo Tonga) (54 tuổi, 1961).
Ngoài ra, tôi cũng liên kết với Hồng Y đoàn 5 vị TGM và GM về hưu đã nỗi bật về đức bác ái mục tử trong việc phục vụ Tòa Thánh và Giáo Hội. Các vị đại diện cho bao nhiêu Giám Mục, cũng với lòng nhiệt thành mục tử đã nêu chứng tá tình yêu đối với Chúa Kitô và Dân Chúa tại các Giáo Hội địa phương, cũng như tại Giáo Triều Roma, hoặc trong ngành ngoại giao Tòa Thánh.
Đó là các vị:
16. ĐTGM José de Jesus Pimiento Rodríguez, nguyên TGM giáo phận Manizales (Colombia) (96 tuổi, 1919)
17. ĐTGM Luigi De Magistris, TGM hiệu tòa Giubalziana, nguyên là quyền chánh tòa ân giải tối cao (89 tuổi, 1926)
18. ĐTGM Karl-Joseph Rauber, TGM hiệu tòa Tucumán, nguyên là Sứ Thần Tòa Thánh (81 tuổi, 1934)
18. ĐTGM Luis Héctor Villalba, nguyên TGM Tucumán, Argentina (81 tuổi, 1934)
19. ĐGM Júlio Duarte Langa, nguyên GM giáo phận Xai-Xai (Mozambique) (88 tuổi, 1927).
Chúng ta hãy cầu nguyện cho các Đức Tân Hồng Y, để, nhờ được đổi mới trong tình yêu mến với Chúa Kitô, các ngài có thể làm chứng cho Phúc Âm của Người ở thành phố Roma và trên thế giới, và với kinh nghiệm mục vụ, các ngài có thể trợ giúp tôi nhiều hơn trong sứ vụ tông đồ của tôi”.
Đức Hồng Y tân cử Phêrô Nguyễn Văn Nhơn sinh ngày 1-4-1938 tại Đà Lạt, thụ phong linh mục ngày 21-12-1967, được bổ nhiệm làm GM Phó Đà Lạt ngày 11-10-1991, và trở thành GM chính tòa ngày 23-3-1994. Ngày 22-4-2010 ngài được bổ làm TGM Phó Tổng giáo phận Hà Nội, và ngày 13-5-2010 ngày thăng TGM chính tòa Hà Nội, kế nhiệm Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt.
Trong số 19 Hồng y tân cử, vị trẻ nhất là Soane Patita Paini Mafi, GM Tonga 54 tuổi. Giáo phận của ngài là một quần đảo trong Thái Bình Dương, rộng 103 ngàn cây số vuông, nhưng chỉ có 13.300 tín hữu Công Giáo với 14 giáo xứ, 29 linh mục giáo phận và 9 linh mục dòng, 40 nữ tu, 15 tu huynh và 9 chủng sinh.
Vị cao niên nhất trong số các tiến chức Hồng Y là José de Jesus Pimiento Rodríguez Manizales, 96 tuổi (1919) cai quản tổng giáo phận Manizales (Colombia) từ 1975 đến khi về hưu năm 1996.
Việc bổ nhiệm Hồng Y lần trước cũng như lần này cho thấy chủ trương của ĐTC Phanxicô giảm bớt số Hồng Y tại giáo triều Roma và không nhất thiết theo truyền thống bổ nhiệm Hồng Y cho các giáo phận lớn. Ngài cũng bổ nhiệm Hồng Y cho các nước chưa hề có Hồng Y, hoặc những giáo phận nhỏ bé.
(Theo VietVatican & WHĐ)