Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Đức Ki-tô và Hội Thánh


Vì lòng kính sợ Đức Ki-tô, anh em hãy tùng phục lẫn nhau. Người làm vợ hãy tùng phục chồng như tùng phục Chúa, vì chồng là đầu của vợ cũng như Đức Ki-tô là đầu của Hội Thánh, chính Người là Đấng cứu chuộc Hội Thánh, thân thể của Người. Và như Hội Thánh tùng phục Đức Ki-tô thế nào, thì vợ cũng phải tùng phục chồng trong mọi sự như vậy.
Người làm chồng, hãy yêu thương vợ, như chính Đức Ki-tô yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh; như vậy, Người thánh hoá và thanh tẩy Hội Thánh bằng nước và lời hằng sống, để trước mặt Người, có một Hội Thánh xinh đẹp lộng lẫy, không tỳ ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền. Cũng thế, chồng phải yêu vợ như yêu chính thân thể mình. Yêu vợ là yêu chính mình. Quả vậy, có ai ghét thân xác mình bao giờ; trái lại, người ta nuôi nấng và chăm sóc thân xác mình, cũng như Đức Ki-tô nuôi nấng và chăm sóc Hội Thánh, vì chúng ta là bộ phận trong thân thể của Người. Sách Thánh có lời chép rằng: Chính vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Mầu nhiệm này thật là cao cả. Tôi muốn nói về Đức Ki-tô và Hội Thánh. Vậy mỗi người trong anh em hãy yêu vợ như chính mình, còn vợ thì hãy kính sợ chồng.

Vậy Người nói: "Nước Thiên Chúa giống cái gì đây? Tôi phải ví Nước ấy với cái gì? Nước Thiên Chúa giống như chuyện một hạt cải người nọ lấy gieo trong vườn mình. Nó lớn lên và trở thành cây, chim trời làm tổ trên cành được."
Người lại nói: "Tôi phải ví Nước Thiên Chúa với cái gì? Nước Thiên Chúa giống như chuyện nắm men bà kia lấy vùi vào ba thúng bột, cho đến khi tất cả bột dậy men."

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

Lễ giỗ 5 năm cha già cố Giuse

Nhân kỷ niệm 5 nămngày mất Cha cố Giuse, vào lúc 17 giờ 30, ngày 26/10/2012, tại nhà thờ giáo xứ Tân Thành, đã diễn ra thánh lễ cầu nguyện cho Cha già cố Giuse  Giuse Nguyễn Thanh Khiết, chánh xứ tiên khởi giáo xứ Tân Thành, giáo hạt Tân Sơn Nhì, tổng giáo phận Thành phố Hồ chí Minh, do cha Đaminh Phạm Minh Thủy, chánh xứ Tân Thành chủ sự. Đồng tế với ngài có có 2 nghĩa tử là  linh mục Martino Trần Quang Vinh – chánh xứ giáo xứ Tắc Rỗi (Hạt Xóm Chiếu) linh mục Giuse Nguyễn Quang Tuyến VDP, và quý cha dòng Cát Minh. 























Cần có lòng thương


Ngày sa-bát kia, Đức Giê-su giảng dạy trong một hội đường. Ở đó, có một phụ nữ bị quỷ làm cho tàn tật đã mười tám năm. Lưng bà còng hẳn xuống và bà không thể nào đứng thẳng lên được. Trông thấy bà, Đức Giê-su gọi lại và bảo: "Này bà, bà đã được giải thoát khỏi tật nguyền! " Rồi Người đặt tay trên bà, tức khắc bà đứng thẳng lên được và tôn vinh Thiên Chúa.
Ông trưởng hội đường tức tối vì Đức Giê-su đã chữa bệnh vào ngày sa-bát. Ông lên tiếng nói với đám đông rằng: "Đã có sáu ngày để làm việc, thì đến mà xin chữa bệnh những ngày đó, đừng có đến vào ngày sa-bát!" Chúa đáp: "Những kẻ đạo đức giả kia! Thế ngày sa-bát, ai trong các người lại không cởi dây, dắt bò lừa rời máng cỏ đi uống nước? Còn bà này, là con cháu ông Áp-ra-ham, bị Xa-tan trói buộc đã mười tám năm nay, thì chẳng lẽ lại không được cởi xiềng xích đó trong ngày sa-bát sao?" Nghe Người nói thế, tất cả những kẻ chống đối Người lấy làm xấu hổ, còn toàn thể đám đông thì vui mừng vì mọi việc hiển hách Người đã thực hiện.
  (Lc 13,10-17)

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

Cho con được thấy


Đức Giê-su và các môn đệ đến thành Giê-ri-khô. Khi Đức Giê-su cùng với các môn đệ và một đám người khá đông ra khỏi thành Giê-ri-khô, thì có một người mù đang ngồi ăn xin bên vệ đường, tên anh ta là Ba-ti-mê, con ông Ti-mê. Vừa nghe nói đó là Đức Giê-su Na-da-rét, anh ta bắt đầu kêu lên rằng: "Lạy ông Giê-su, Con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi! " Nhiều người quát nạt bảo anh ta im đi, nhưng anh ta càng kêu lớn tiếng: "Lạy Con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi! " Đức Giê-su đứng lại và nói: "Gọi anh ta lại đây! " Người ta gọi anh mù và bảo: "Cứ yên tâm, đứng dậy, Người gọi anh đấy! " Anh mù liền vất áo choàng lại, đứng phắt dậy mà đến gần Đức Giê-su. Người hỏi: "Anh muốn tôi làm gì cho anh? " Anh mù đáp: "Thưa Thầy, xin cho tôi nhìn thấy được." Người nói: "Anh hãy đi, lòng tin của anh đã cứu anh! " Tức khắc, anh ta nhìn thấy được và đi theo Người trên con đường Người đi. (Lc 10,46-52)

Một thời gian dài, mắt tôi rất tốt 10/10, nhìn chữ và mọi sự vật đều rất rõ, nhưng lại không “thấy”. Mâu thuẫn quá phải không? nhưng thật đấy, tôi đã không thấy được tình yêu thương của Thiên Chúa dành cho tôi, không thấy nhiều ân huệ tôi nhận được từ Thiên Chúa, không thấy được con tim của mình đang khép lại với Chúa Giêsu … Từ đó, tôi đã không còn tin vào Thiên Chúa hay ít là còn nghi ngờ Giáo Hội của Chúa.
Nhưng Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi ai, trong đó có tôi. Một việc làm của Chúa đối với tôi mà sau này tôi mới nghiệm ra Chúa muốn tôi quay trở về với Ngài, đó là người ta không cho tôi làm việc ở cơ quan nhà nước nữa vì “không biết bố trí tôi vào công việc gì”. Con xin cám ơn Chúa.
Bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su gọi người mù lại với Chúa và cho anh ta được thấy. Thì hôm nay, con cũng nhận thấy Chúa Giêsu gọi con lại và cho con được thấy, đây là một hồng ân rất lớn lao Thiên Chúa đã dành cho con.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã cho con được thấy, xin cho trái tim con mở rộng để đón Chúa vào và có thể chia sẻ với người chung quanh, và cũng xin Chúa cho nhiều người mù khác như con được thấy tình yêu của Chúa dành cho họ, để họ cũng trở về với Chúa như con.

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

Hãy tỉnh thức



Hãy tỉnh thức

"Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn. Hãy làm như những người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ vừa về tới và gõ cửa, là mở ngay. Khi chủ về mà thấy những đầy tớ ấy đang tỉnh thức, thì thật là phúc cho họ. Thầy bảo thật anh em: chủ sẽ thắt lưng, đưa họ vào bàn ăn, và đến bên từng người mà phục vụ. Nếu canh hai hoặc canh ba ông chủ mới về, mà còn thấy họ tỉnh thức như vậy, thì thật là phúc cho họ.”
 (Lc 12,35-38)

Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012

Người có phúc


Khi Đức Giê-su đang giảng dạy, thì giữa đám đông có một người phụ nữ lên tiếng thưa với Người: "Phúc thay người mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú mớm! " Nhưng Người đáp lại: "Đúng hơn phải nói rằng: Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa."  (Lc 11,27-28)


Hôm nay, Giáo hội kỷ niệm ngày Đức Mẹ hiện ra lần cuối tại Fatima. Đức Mẹ đến với nhân loại chúng con là do thánh ý của Thiên Chúa vì thương con người. Đức Mẹ đến để hướng dẫn chỉ bảo chúng con ăn năn xám hối, hãy năng lần hạt Mân Côi, cải thiện đời sống. Thế mà con chưa nghe lời Mẹ, chưa tích cực lần chuổi Mân Côi, vẫn còn lý do này lý do khác để sao nhãng việc đọc kinh kính Đức Mẹ, đặc biệt trong tháng Mân Côi này.
Lạy Mẹ Maria là Mẹ chúng con, xin Mẹ tha thứ những lầm lỗi của chúng con, nhất là những lần xúc phạm đến Mẹ, xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa ban cho chúng con biết lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa, để chúng con có phúc vì được Chúa ở cùng.

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2012

Cứ xin thì sẽ được


Người còn nói với các ông: "Ai trong anh em có một người bạn, và nửa đêm đến nhà người bạn ấy mà nói: "Bạn ơi, cho tôi vay ba cái bánh, vì tôi có anh bạn lỡ đường ghé lại nhà, và tôi không có gì dọn cho anh ta ăn cả"; mà người kia từ trong nhà lại đáp: "Xin anh đừng quấy rầy tôi: cửa đã đóng rồi, các cháu lại ngủ cùng giường với tôi, tôi không thể dậy lấy bánh cho anh được.? Thầy nói cho anh em biết: dẫu người kia không dậy để cho người này vì tình bạn, thì cũng sẽ dậy để cho người này tất cả những gì anh ta cần, vì anh ta cứ lì ra đó.
"Thế nên Thầy bảo anh em: anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho. Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho. Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, thì thay vì cá lại lấy rắn mà cho nó? Hoặc nó xin trứng lại cho nó bò cạp? Vậy nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình của tốt của lành, phương chi Cha trên trời lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người sao? "
(Lc 11,5-13)

Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012

Kinh Lạy Cha


Có một lần Đức Giê-su cầu nguyện ở nơi kia. Người cầu nguyện xong, thì có một người trong nhóm môn đệ nói với Người: "Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện, cũng như ông Gio-an đã dạy môn đệ của ông." Người bảo các ông: "Khi cầu nguyện, anh em hãy nói:
"Lạy Cha, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển,
Triều Đại Cha mau đến,
xin Cha cho chúng con
ngày nào có lương thực ngày ấy;
xin tha tội cho chúng con,
vì chính chúng con cũng tha
cho mọi người mắc lỗi với chúng con,
và xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ."

Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012

Lắng nghe Lời Chúa


Đức Giê-su vào làng kia. Có một người phụ nữ tên là Mác-ta đón Người vào nhà. Cô có người em gái tên là Ma-ri-a. Cô này cứ ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người dạy. Còn cô Mác-ta thì tất bật lo việc phục vụ. Cô tiến lại mà nói: "Thưa Thầy, em con để mình con phục vụ, mà Thầy không để ý tới sao? Xin Thầy bảo nó giúp con một tay! " Chúa đáp: "Mác-ta! Mác-ta ơi! Chị băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá! Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Ma-ri-a đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị lấy đi."
Suy nim:
Nếu ở Việt Nam mỗi năm có khoảng mười hai ngàn người chết vì tai nạn giao thông, 
thì ở Nhật có ba mươi ngàn người tự sát trong năm qua.
Tai nạn giao thông lắm khi do vội vã, không làm chủ được tốc độ.
Tự sát do áp lực của công việc quá lớn, do căng thẳng, do sợ bị khiển trách.
Xem ra cuộc sống hối hả đã dẫn đến nhiều cái chết thương tâm.
Nhiều người chết bất ngờ vì bệnh tim mạch.
Con người hôm nay có nhiều tiện nghi hơn, nhiều thú vui hơn ngày xưa,
nhưng lại  thiếu sự thanh thản, bình an, trầm lắng.
Trong bài diễn văn ngày 20-08-2006 tại Castel Gandolfo,
Đức Thánh Cha đã cảnh báo về nguy hiểm khi làm quá nhiều công việc.
Ngài trích lời thánh Bênêđictô: bị quá tải thường dẫn đến sự chai đá của con tim,
tinh thần bị thương tổn, trí khôn bị mất và ơn Chúa bị phân tán.
Ngài khẳng định lời nhắc nhở này cũng áp dụng cả cho ngài và cho mọi người. 
Không được đánh mất mình trong công việc :
đó là tâm niệm của người lãnh đạo trên một tỉ người Công Giáo khắp thế giới.
Bài Tin Mừng hôm nay cho ta thấy một giây phút thư giãn của Đức Giêsu.
Trên con đường nay đây mai đó của một người rao giảng,
Đức Giêsu cũng có lúc dừng chân.
Một ngôi làng quen thuộc, một mái nhà ấm cúng, một bữa ăn ngon,
tất cả như một ốc đảo xanh tươi đem lại cho Thầy trò hạnh phúc
sau những vất vả, nhọc mệt, hiểm nguy và thiếu thốn.
Hầu chắc ngôi làng này ở Bêtania, gần Giêrusalem.
Hai chị em Mácta và Maria đã được nhắc đến trong Tin Mừng Gioan.
Mácta là người đón khách và nấu nướng (Ga 11, 20; 12, 2),
còn Maria thì hay phủ phục dưới chân Đức Giêsu (Ga 11, 32; 12, 3).
Những nét này ta lại thấy trong bài Tin Mừng hôm nay theo Luca.
Mácta vẫn là người ra đón Chúa, Maria vẫn là người ngồi duới chân Chúa.
Một người thiên về hoạt động, một người có vẻ trầm hơn.
Nhưng cả hai đều được Đức Giêsu quý mến (Ga 11, 5).
Chúng ta cần chiêm ngắm cuộc chia sẻ của Đức Giêsu với chị Maria.
Chị ngồi bên chân Chúa và lắng nghe lời Người (c.39).
Đức Giêsu là người nói và chị Maria là người nghe.
Ngài có thể đã chia sẻ với chị  về đời sống nội tâm và việc tông đồ của ngài.
Được chia sẻ và có người nghe mình chia sẻ là một hạnh phúc.
Còn chị Maria thì sung sướng được ngồi nghe trong tư thế của một môn đệ.
Người ta có cảm tưởng chị có thái độ thụ động khi nghe.
Thật ra để lắng nghe cần tích cực mở tai và mở lòng.
Lắng nghe Lời Chúa là cần trước khi đem ra thực hành.
Mácta đón Chúa vào nhà, 
còn Maria đón Lời Chúa vào tâm hồn mình.
Có thể định nghĩa cầu nguyện là ngồi và lắng nghe Chúa nói.
Một số người tưởng cầu nguyện là phải nói thật nhiều cho Chúa nghe.
Thật ra Chúa muốn bày tỏ cho ta những ước mơ của ngài về ta,
nên ta cũng cần dành khoảng lặng cho ngài.
Nghệ thuật đối thoại cũng là nghệ thuật thinh lặng lắng nghe.
 Trong khi Maria ngồi nghe Chúa nói,thì Mácta tất bật dưới bếp.
Mácta bối rối về nhiều chuyện phục vụ (peri pollên diakonian, c. 40). 
Chị sợ bữa ăn không được chuẩn bị chu đáo và kịp thời. 
“Em con để con phục vụ một mình”: chị thấy cô đơn trong công việc. 
“mà Thầy không quan tâm sao?”: chị nghĩ lẽ ra Thầy nên để ý chuyện ấy. 
“Xin Thầy bảo em giúp con một tay”: chị muốn Maria xuống bếp giúp chị. 
Mácta thật là người tốt, chị muốn tiếp đãi Đức Giêsu đàng hoàng. 
Nhưng có lẽ chị quên rằng Maria cũng đang tiếp đãi Đức Giêsu, 
và ngài rất vui với cách tiếp đãi đó. 
Nếu đưa Maria xuống bếp phụ cho chị, thì Thầy Giêsu nói chuyện với ai? 
Chúng ta cũng dễ say mê làm việc của Chúa, đến nỗi quên cả việc gặp Chúa. 
Có khi chúng ta coi trọng hiệu quả của công việc ta làm cho Chúa 
mà quên dành giờ cho Chúa. 
Cầu nguyện là ở với Chúa, nghỉ ngơi bên Chúa, 
sống tình bạn với Chúa như hai người ngồi bên nhau. 
Đức Hồng Y Nguyễn văn Thuận nhắc ta đặt Chúa lên trên việc-của-Chúa.
Đức Giêsu thông cảm với nỗi căng thẳng, âu lo của Mácta
thể hiện trên khuôn mặt và giọng nói của chị. 
Ngài nhẹ nhàng gọi tên chị hai lần : “Mácta, Mácta ơi !” 
“Chị băn khoăn lo lắng về nhiều chuyện quá!” (peri polla, c.41). 
Câu này ngài cũng muốn nói với từng người chúng ta. 
Chúng ta cũng lo nhiều chuyện, gánh nhiều trách nhiệm. 
“Chỉ có một chuyện cần mà thôi”: ngài mời ta tập trung vào một chuyện cần.Lo nhiều chuyện làm ta bị phân tán. 
“Maria đã chọn phần tốt nhất” : 
ngồi dưới chân Chúa là một chọn lựa nghiêm chỉnh giữa những công việc bề bộn. 
Đặt Chúa lên trên và lên trước mọi việc khác là một chọn lựa không dễ dàng.
Dù sao Mácta là một thánh nữ, được Giáo Hội kính nhớ trong Phụng vụ.
Chúng ta phải làm Mácta, tận tụy với việc của Chúa, không phải việc của mình, 
như thế ta sẽ bình an hơn khi thất bại, khiêm tốn hơn khi thành công. 
Chúng ta phải làm Mácta, nhưng không được lo lắng, bôn chôn. 
Chúng ta làm mọi việc trong an tĩnh, thư thái, vui tuơi, hài hước, 
bởi lẽ Chúa chẳng đòi ta làm quá sức mình. 
Chúng ta phải làm Mácta, đảm đang lo nhiều việc, nhưng không được tự hào,
coi thường những người thiếu khả năng, bệnh tật,
hay đánh giá người khác dựa trên hiệu quả công việc. 
Chúng ta phải làm Mácta, nhưng không cần ai để ý (c.40). 
không coi việc mình làm là quan trọng hơn việc người khác, 
vì biết rằng Chúa ban cho mỗi người mỗi việc để phục vụ cho toàn thân.
 Cuộc sống hôm nay khiến ta khó làm Maria.
Nhưng phải cố dành giờ để làm Maria mỗi ngày. 
Phải thu xếp để được làm Maria, để có người thay mình làm Mácta. 
Nghe lời Chúa sẽ dẫn tới hành động: đó là xây nhà trên đá. 
Cuối cùng đời sống chúng ta là kết hợp của Mácta và Maria : 
vừa đón Chúa như Mácta, vừa tiếp Chúa như Maria, 
vừa làm việc của Chúa, vừa gặp gỡ chính Chúa, 
vừa hoạt động, vừa chiêm niệm, 
nhưng lúc nào cũng hướng về Chúa.
 Cầu nguyn:
Khi bị bao vây bởi muôn tiếng ồn ào,
xin cho con tìm được những phút giây thinh lặng.
Khi bị rã rời vì trăm công ngàn việc,
xin cho con quý chuộng những lúc
được an nghỉ trước nhan Chúa.
Khi bị xao động bởi những bận tâm và âu lo,
xin cho con biết thanh thản ngồi dưới chân Chúa
để nghe lời Người.
Khi bị kéo ghì bởi đam mê dục vọng,xin cho con thoát được lên cao
nhờ mang đôi cánh thần kỳ của sự cầu nguyện.
Lạy Chúa,
ước gì tinh thần cầu nguyện
thấm nhuần vào cả đời con.
Nhờ cầu nguyện,
xin cho con gặp được con người thật của con
và khuôn mặt thật của Chúa.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.


Tinh thần Assidi


vào lúc 18 giờ ngày 04/10/2012, tại nhà thờ Giáo xứ Tân Hương đã diễn ra thánh lễ mừng kính thánh Phanxicô Assidi, bổn mạng  linh mục Phanxicô Assidi Lê Quang Đăng, chánh xứ Tân Hương và là Quản Hạt giáo hạt Tân Sơn Nhì, do chính ngài chủ tế.
Đồng tế với ngài là cha Giuse Maria Lê Quốc Thăng, chánh xứ Phú Trung; cha Luca Trần Quang Tung, chánh xứ Nam Hải; và cha Giuse Trần Trung Hiếu, phụ tá giáo xứ Tân Hương.
Tham dự thánh lễ có các tu sĩ nam nữ, Hội đồng Mục vụ (HĐMV) giáo hạt Tân Sơn Nhì, HĐMV, ban điều hành các giáo họ, các đoàn thể công giáo tiến hành, các em thiếu nhi với đồng phục rất đẹp, và giáo dân giáo xứ Tân Hương. Ngoài ra, còn có sự hiện diện của đại diện Chương trình Thăng tiến Hôn nhân Giáo phận sài Gòn, giáo hạt Tân Sơn Nhì.
Trong chia sẻ Tin Mừng, cha Giuse Maria giới thiệu Năm Đức Tin sắp được khai mạc, nhằm mục đích canh tân đức tin, nhân kỷ niệm 50 năm khai mạc Công Đồng Vatican II và 20 năm công bố Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, trong bối cảnh khủng hoảng đức tin của người Công giáo trên toàn thế giới. Ngày hôm nay, người ta không lấy đức tin, lấy những tiêu chuẩn của Tin Mừng, nhân bản để làm nền tảng, làm thước đo xây dựng đời sống xã hội cũng như đời sống cá nhân, mà người ta lấy những giá trị phù phiếm của quyền lực, vật chất, danh vọng làm nền tảng cuộc sống. Mục tiêu của năm đức tin là canh tân lại đời sống đức tin của Giáo Hội, trong đó có từng cá nhân.
Hôm nay mừng kính thánh Phanxicô Assidi, có lẽ mỗi người chúng ta cũng nhìn lại đời sống của Thánh nhân để cũng khám phá ra vào thời kỳ của Ngài, thế kỷ XII và đầu thế kỷ XIII, Giáo Hội cũng trải qua một cuộc khủng hoảng trong đời sống đức tin, nhiều thành phần ngay cả các giáo sĩ thời bấy giờ cũng chỉ chạy theo đời sống vật chất, quyền hành của trần gian. Cho nên, Chúa đã sai Phanxicô Assidi như một chứng nhân, một cột trụ đứng giữ vững tòa nhà Giáo Hội đang có nguy cơ bị sụp đổ lúc bấy giờ.
Để canh tân lại Giáo Hội, thánh nhân đã chọn lối sống khó nghèo. Ngài xuất thân từ một gia đình quyền quý, giầu sang, gia sản của cha mẹ để lại rất lớn, ngài đã can đảm từ bỏ tất cả, bán đi hết chia cho người nghèo khó, để chính bản thân ngài chẳng có gì, trả lại cho cha mẹ ngay cả bộ quần áo mặc trên thân thể của mình, để ra đi với hai bàn tay trắng, đúng như lời Tin Mừng chúng ta vừa nghe, Chúa dặn các môn đệ: các con ra đi đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Sứ mạng Chúa giao phó là công việc của Chúa, ra đi loan báo Tin Mừng là việc của Chúa, chính Thiên Chúa sẽ định liệu cho mỗi người chúng ta, cho mỗi sứ giả, mỗi môn đệ Người sai đi. Cho nên người môn đệ phải mang tinh thần của người khó nghèo, hoàn toàn phó thác cho Chúa.
Ngày nay, giữa một xã hội mà người ta lấy quyền lực, tiền bạc làm nền tảng thì cuộc sống khó nghèo quả thật là một nghịch lý, thế nhưng Chúa dùng nghịch lý ấy để mà canh tân lại Giáo Hội. Điều này khiến mỗi người chúng ta cũng nghĩ lại với bối cảnh ta đang sống ngày hôm nay cũng thế.
Cuộc đời thánh Phanxicô Assidi sống một đời sống khó nghèo chính là thông điệp Chúa gởi đến cho chúng ta ngày hôm nay, một thế giới bị tục hóa đã len lỏi vào đời sống Giáo Hội.
Ngày hôm nay, tại Giáo Hội Việt Nam, người ta có thể đi lễ trong nhà thờ  rất đông, người ta vẫn cầu nguyện với Thiên Chúa, nhưng khi ra khỏi nhà thờ thì người ta quên mất Thiên Chúa, bỏ qua Tin Mừng để rồi bám víu vào những thực trạng của trần gian, bám víu vào những giá trị phù phiếm của quyền lực, danh vọng, tiền bạc.
Ngày hôm nay, để có thể canh tân lại đời sống của Giáo Hội, làm mới lại đức tin của chúng ta, lấy giá trị đức tin, Tin Mừng làm nền tảng của cuộc sống, thì chúng ta phải nhìn vào tấm gương của thánh Phanxicô ASS, để sống một đời sống khó nghèo. Chính đời sống khó nghèo mới làm cho Giáo Hội có khả năng phát triển một cách mạnh mẽ, chính tinh thần khó nghèo của Tin Mừng mới làm cho môn đệ của Chúa Giêsu có khả năng chu toàn sứ vụ mà Chúa Kitô, Thấy Chí Thánh đã trao phó cho mình.
Ngày hôm nay, đọc lại tấm gương của thánh Phanxicô ASS, mỗi người chúng ta hãy học nơi ngài sống tinh thần khó nghèo của Tin Mừng, để góp phần củng cố đức tin của mình, gia tăng đức tin của toàn thể Hội Thánh và có khả năng lên đường thông truyền đức tin cho mọi người chung quanh. Một con người Phanxicô ASS dám từ bỏ tất cả, như thế mới phó thác tất cả cuộc sống cho Chúa và mới có thể sống chan hòa với mọi người trong tình yêu thương, đơn sơ và vui mừng.
Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu căn dặn các môn đệ: các con di tới đâu,tới nhà nào thì trước tiên hãy nói: "Bình an cho nhà này! " Nghĩa là sự hiện diện của người môn đệ ở đâu phải mang lại niềm vui và bình an cho anh chị em chỗ đó.
Ngày hôm nay, sự hiện diện của người Kitô hữu chúng ta cũng vậy, phải mang lại niềm vui và bình an cho nhau. Thánh Phanxicô ASS đã thực hiện tốt đẹp điều này, Ngài không tìm gì cho mình, mà tìm niềm vui và bình an cho anh chị em. Cuộc đời của Ngài thực sự là một khí cụ để Chúa mang bình an đến cho mọi người. Ngài nhìn thấy sự hiện diện, vẻ đẹp vinh quang từ Thiên Chúa, tất cả mọi loại thụ tạo và nơi anh chị em chung quanh của mình rồi vui vẻ chan hòa với nhau.
Ngày hôm nay, mỗi người chúng ta hãy sống lối sống đơn sơ ấy để đón lấy nhau, yêu thương nhau và sống chan hòa với nhau, ngõ hầu mang được bình an của Đức Kitô đến cho mọi người, từng gia đình và toàn thể xã hội chúng ta. ngày hôm nay nhiều người đang sống trong sự bất an, lo âu, bất ổn. Bất an về đời sống an toàn an ninh, bất ổn về đời sống kinh tế và nguy cơ chiến tranh đang rình rập kháp nơi. Cho nên, hơn bao giờ hết ngày hôm nay người ta cần sự bình an, người ta đi tìm kiếm sự bình an.
Thế thì sự hiện diện của Giáo Hội chúng ta, cách riêng của mỗi người Kitô hữu ngày hôm nay có thực sự mang niềm vui và bình an cho anh chị em chung quanh hay không?
Hãy học với thánh Phanxicô ASS để chúng ta có khả năng mang niềm vui và bình an cho mọi người. Ngày hôm nay, chúng ta hân hoan mừng kính thánh Phanxicô ASS, bổn mạng  linh mục chánh xứ Tân Hương, Quản Hạt giáo hạt Tân Sơn Nhì, có dịp để đọc lại cuộc đời của thánh Phanxicô ASS, chúng ta thấy Thiên Chúa đã dùng Ngài để làm tác nhân canh tân đời sống Giáo Hội và Ngài đã thực thi sứ vụ ấy bằng thái độ khó nghèo của Tin Mừng, bằng việc chọn lựa Thiên Chúa từ chối tất cả của cải vinh hoa trần gian mặc lấy thân phận khó nghèo của người môn đệ Đức Kitô và ra đi mang niềm vui và bình an cho mọi người. Đấy cũng chính là cách thế, bài học Ngài gởi đến hậu thế chúng ta ngày hôm nay. Hãy noi gương bắt chước thánh Phanxicô ASS để chúng ta mặc lấy tinh thần Tin Mừng và sống để mang lại niềm vui và hạnh phúc cho nhau ngay từ trong gia đình của mình, vợ chồng, cha mẹ, con cái sống yêu thương hy sinh lo cho nhau để rồi chúng ta có khả năng mở ra sống yêu thương hy sinh cho nhau thì cuộc đời của chúng ta hoàn toàn phó thác cho Chúa để cho Chúa định liệu. Và cách đặc biệt chúng ta cũng cầu cho cha chánh xứ của chúng ta nhân ngày lễ bổn mạng nhờ lời chuyển cầu của thánh bổn mạng xin cho ngài luôn trung thành theo đường lối Tin Mừng của Đức Kitô để chu toàn sứ vụ linh mục mà Chúa đã yêu thương trao phó cho ngài, xin cho ngài luôn luôn mặc lấy tâm tình của thánh bổn mạng để rồi trên hành trình sứ vụ ngài luôn luôn phó thác tất cả cho Chúa không tìm kiếm danh vọng ở trần gian nhưng tự hào và tìm kiếm Thập giá Đức Kitô để nên hữu ích cho mọi người để từ nơi hy sinh của cha chánh xứ cha quản hạt kính yêu mà giáo xứ và giáo hạt chúng ta sẽ đón nhận được nhiều ơn lành của Chúa nhất là tìm kiếm được bình an đích thực cho từng người, từng nhà trong giáo xứ và cho tất cả mọi giáo xứ trong giáo hạt. Xin Chúa nhận lời của thánh Phanxicô ASS tuôn đổ muôn ơn lành xuống trên cha cố Phanxicô cũng như cho toàn thể cộng đoàn chúng ta.

Người thân cận

Người thông luật kia đứng lên hỏi Đức Giê-su để thử Người rằng: "Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời
Người đáp: "Trong Luật đã viết gì? Ông đọc thế nào? " Ông ấy thưa: "Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và yêu mến người thân cận như chính mình." Đức Giê-su bảo ông ta: "Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống."
Nhưng ông ấy muốn chứng tỏ là mình có lý, nên mới thưa cùng Đức Giê-su rằng: "Nhưng ai là người thân cận của tôi? " Đức Giê-su đáp: "Một người kia từ Giê-ru-sa-lem xuống Giê-ri-khô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết. Tình cờ, có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy. Trông thấy người này, ông tránh qua bên kia mà đi. Rồi cũng thế, một thầy Lê-vi đi tới chỗ ấy, cũng thấy, cũng tránh qua bên kia mà đi. Nhưng một người Sa-ma-ri kia đi đường, tới ngang chỗ người ấy, cũng thấy, và chạnh lòng thương. Ông ta lại gần, lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc. Hôm sau, ông lấy ra hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói: "Nhờ bác săn sóc cho người này, có tốn kém thêm bao nhiêu, thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác." Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp? " Người thông luật trả lời: "Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy." Đức Giê-su bảo ông ta: "Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy."

Đặc ân của Thiên Chúa


Đức Giê-su hớn hở vui mừng và nói: "Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu kín không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha.” (Lc 10,21)

Thứ Năm, 4 tháng 10, 2012

Tinh thần khó nghèo


Sau đó, Chúa chỉ định bảy mươi hai người khác, và sai các ông cứ từng hai người một đi trước, vào tất cả các thành, các nơi mà chính Người sẽ đến. Người bảo các ông: Anh em hãy ra đi. Này Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói. Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường. Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói: "Bình an cho nhà này! " Nếu ở đó, có ai đáng hưởng bình an, thì bình an của anh em sẽ ở lại với người ấy; bằng không thì bình an đó sẽ trở lại với anh em. Hãy ở lại nhà ấy, và người ta cho ăn uống thức gì, thì anh em dùng thức đó, vì làm thợ thì đáng được trả công. Đừng đi hết nhà nọ đến nhà kia. Vào bất cứ thành nào mà được người ta tiếp đón, thì cứ ăn những gì người ta dọn cho anh em. Hãy chữa những người đau yếu trong thành, và nói với họ: "Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần các ông." Nhưng vào bất cứ thành nào mà người ta không tiếp đón, thì anh em ra các quảng trường mà nói: "Ngay cả bụi trong thành các ông dính chân chúng tôi, chúng tôi cũng xin giũ trả lại các ông. Tuy nhiên các ông phải biết điều này: Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần." Thầy nói cho anh em hay: trong ngày ấy, thành Xơ-đôm còn được xử khoan hồng hơn thành đó." (Luca 10,1-12)