Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 31 tháng 1, 2011

Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó

Quê hương nghèo nhưng hạnh phúc
Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. (Mát-thêu 5,3)
       Ai trong chúng ta cũng muốn mình có nhiều tiền, để khỏi túng thiếu, giầu có để cuộc sống sung túc, và chắc Chúa cũng muốn cho chúng ta như vậy, vì Chúa không muốn chúng ta phải sống trong sự nghèo nàn, đau khổ. Nhưng Chúa không muốn chúng ta phải là kiếm tiền bằng mọi giá, làm giầu bất chấp mọi thủ đoạn. Trong thế giới ngày nay, rất nhiều người làm giầu một cách bất chính, thậm chí cả tước đoạt mạng sống của người khác, của anh em đồng loại. Mà chúng ta phải làm giầu bằng chính khả năng, sức lực của mình và đặc biệt là nhờ ơn Chúa ban cho. Xem ra, sự giầu có vẫn là hạnh phúc. Thế mà, Thiên Chúa lại nói trong bài Tin mừng hôm nay: Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. Mới nghe qua, chúng ta thấy mâu thuẫn với chính ý muốn của Thiên Chúa.
           Nhưng suy ngẫm kỹ, tôi thấy: Thật sự không có sự mâu thuẫn. Theo người đời, thường là có nhiều tiền là sung sướng, giầu có là hạnh phúc, có người còn nói: Có tiền mua tiên cũng được. Cái mà người đời coi là hạnh phúc thì thực ra không bao giờ được thỏa mãn, vì do lòng tham không đáy, người có nhiều tiền lại muốn có nhiều tiền hơn, nên lúc nào cũng lo lắng, suy nghĩ phải làm thế nào kiếm được thật nhiều tiền hơn nữa, cứ thế: lúc nào cũng tiền! tiền! tiền!. Khi có tiền rồi, lại lo sao giữ được tiền để khỏi bị mất, không bị trộm và không bị cướp. Hạnh phúc như thế chỉ là tạm bợ, bề ngoài. Như thế chưa chắc là đã có hạnh phúc, người ta lại nói: Biết đủ là đủ, biết sướng là sướng. Hạnh phúc mà Chúa hứa, nếu đã đạt được mới là hạnh phúc đích thực, vì chính Chúa đã làm chứng điều đó bằng chính cuộc sống của Người.
           Tại sao quan niệm của Thiên Chúa trái ngược với quan niệm của người thế gian, chúng ta nghe Thánh Phaolo đã nói: Song những gì thế gian cho là điên dại, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ khôn ngoan, và những gí thế gian cho là yếu kém, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ hùng mạnh ; những gì thế gian cho là hèn mạt không đáng kể, là không có, thì Thiên Chúa đã chọn để hủy diệt những gì hiện có, hầu không một phàm nhân nào dám tự phụ trước mặt Người.
Hội Thánh dạy chúng ta sống theo gương Đức Giêsu Kitô, luôn sống tinh thần nghèo khó. Tinh thần nghèo khó là biết dùng những của cải của mình mà giúp đỡ những người nghèo khổ, bất hạnh hơn chúng ta.
          Lạy Chúa Giêsu, xin ban Thánh Thần đến với con, giúp con biết được sự mầu nhiệm mà Chúa đã dạy trong bài Tin mừng hôm nay. Xin cho chúng con biết sống tinh thần nghèo khó, noi gương cuộc sống của Chúa, Đức Mẹ và Thánh cả Giuse năm xưa. Xin cho chúng con yêu thương mọi người như Chúa đã yêu thương chúng con.

Thứ Bảy, 29 tháng 1, 2011

Sao nhát thế

            Rồi Người bảo các ông : "Sao nhát thế? Anh em vẫn chưa có lòng tin sao?" Các ông sợ hãi kinh hoàng và nói với nhau : "Vậy người này là ai, mà cả gió và biển cũng tuân lệnh ". (Mác-cô 4,40-41)
         Ngày xưa, khi gặp gió to, sóng dữ, mặc dầu có Chúa Giêsu trên thuyền nhưng các tông đồ cũng rất sợ hãi, do các ông chưa có lòng tin. Ngày nay, Chúa Giêsu hằng ở với chúng con đêm ngày. Vậy mà, khi gặp những khó khăn,  tôi vẫn chưa đủ lòng tin để vượt qua. Gặp những trắc trở, tôi còn do dự, chưa vững lòng, đôi lúc chưa tin vào Thiên Chúa.
         Ngày nay, Giáo Hội đang đang gặp phong ba, bão táp, đang bị thế tục lấn át, đang còn chia rẽ, đố kỵ lẫn nhau. Ma quỷ, xác thịt đang tấn công chúng con điên cuồng, nhiều lúc đã tấn công hòng làm cho chúng con té ngã. Lạy Chúa Giêsu, xin thêm lòng tin cho chúng con, giúp chúng con có đức tin mạnh mẽ, luôn tin tưởng vào sự quan phòng của Chúa. Từ đó, chúng con vượt qua được những cám dỗ của xác thịt, dẹp tan những đam mê vật chất.
      Con tin rằng: Có Chúa cùng chiến đấu, chắc chắn chúng con sẽ chiến thắng.

Thứ Sáu, 28 tháng 1, 2011

Nước Thiên Chúa

Nước Thiên Chúa giống như hạt cải, lúc gieo xuống đất, nó là loại nhỏ nhất trong các hạt giống trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, thì nó mọc lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá sum suê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng. (Mác-cô 4,31,32)
     Hôm nay, tôi cùng anh em trong Ban Mục vụ truyền thông (MVTT) Tổng giáo phận TPHCM chúc tết bà cố cha Trưởng ban MVTT. Bà cố rất vui, "lì xì" cho chúng tôi mỗi người một Lời Chúa và 100.000đồng. Thật là cảm động, vì bà cố nhắc chúng tôi sống Lời Chúa, mỗi Lời Chúa được từng người đọc lên đều phù hợp với tâm trạng mỗi người.
         Sinh hoạt chúng với anh em, tôi thấy mình thật bé nhỏ (mặc dầu tôi trong nhóm lớn tuổi nhất), trình độ, năng lực thua kém anh em, sự cống hiến mới thật nhỏ nhoi. Bài phúc âm hôm nay, Đức Giêsu đã ví Nước Thiên Chúa như hạt cải gieo xuống đất.... Hạt cải là giống, là Lời Chúa. Hạt cải  rất nhỏ bé, chỉ gieo vào đất tốt, nó mới lớn lên và sinh hoa như bông cải. Tôi muốn là đất tốt, để Lời Chúa gieo vào sẽ sinh hoa kết trái.
       Lạy Chúa Giêsu, con thật sự kém cỏi, Lời Chúa trong con còn rất khiêm tốn,  con chưa giúp ích được gì cho đời. Nhưng qua Lời Chúa hôm nay, Con tin rằng: chính Chúa sẽ làm cho con trở thành vĩ đại để loan truyền Lời Chúa cho mọi người.        

Thứ Năm, 27 tháng 1, 2011

Trả công


         Người nói với các ông : "Hãy để ý đến điều anh em nghe. Anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em, và còn cho anh em hơn nữa. Vì ai đã có, thì sẽ được cho thêm ; còn ai không có, thì ngay cái đang có cũng sẽ bị lấy đi."  (Mác-cô 4,24,25)
        Tôi nghe nhiều người nói: Làm việc tông đồ, phục vụ cho giáo xứ, cho đoàn thể là "làm không công". Tôi trộm nghĩ:  làm bất cứ việc gì, đều được trả công. Đối với trần gian, tất cả mọi người từ viên chức, công nhân ... đều được trả công bằng tiền, được gọi là "lương". Trong nước Thiên Chúa, tất cả mọi việc làm của chúng ta, đều được Thiên Chúa ghi nhận và trả công. Công của chúng ta chính là hồng ân của Thiên Chúa, được hưởng Nhan Thánh Chúa trên Thiên đàng.

Thứ Ba, 25 tháng 1, 2011

Hiệp nhất

"Nước nào tự chia rẽ, nước ấy không thể bền ; nhà nào tự chia rẽ, nhà ấy không thể vững" (Mác-cô 3,24-25)
Ngày hôm qua, tôi đi họp BCH GĐPTTT Hạt TSN, tôi tâm đắc nhất câu nói của cha hạt trưởng, Ngài nhắc lại câu nói của Đức Thánh Cha: Người công giáo tốt, phải là người công dân tốt. 
             Chúng ta đang trong tuần cầu nguyện cho hiệp nhất các Kitô giáo. 

Hiệp nhất các Kitô giáo
Xin cho chúng con hiệp nhất nên một, không còn chiến tranh, chia rẽ giữa các quốc gia, các dân tộc, các Tôn giáo. Đặc biệt bản thân chúng con biết đoàn kết, gắn bó với nhau xây dựng Hội đoàn, giáo xứ và gia đình ngày một thánh thiện.
Israel và Palestine

Hiệp nhất Kitô giáo

 Hôm nay mừng kính Phaolo, một thanh niên hăng hái "Bắt đạo" trở lại với Chúa Giêsu, thành một tông đồ nhiệt tình trong rao giảng tin mừng cho dân ngoại. Nhờ đó, hôm nay chúng ta mới biết Chúa và là con Thiên Chúa.
   
Phaolô là một người Do Thái, chịu ảnh hưởng của văn minh Hy Lạp, nhưng lại là công dân của Đế quốc La Mã, đến từ thành Tarsus (nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ). Ban đầu ông là một người theo đạo Do Thái giáo, kiên trì săn đuổi những tín hữu Công Giáo (tin vào Chúa Giêsu) để bách hại họ - ngày nay ta gọi là "bắt đạo". Trên đường đến thành Đamát để "bắt đạo", Phaolô đã bị một luồng sáng chói lòa chiếu vào mắt khiến ông ngã ngựa và trở nên mù lòa. Từ luồng sáng ấy phát ra tiếng nói: "Sao ngươi bắt bớ ta?". Phalô hỏi lại: "Ngài là ai?". Tiếng nói ấy mới trả lời: "Ta là Giêsu mà ngươi đang tìm bắt đây!".
             Sau cú ngã ngựa và hóa mù, Phaolô đã có dịp suy gẫm nhiều hơn về chính bản thân mình và về con người Giêsu mà trước đây ông không tin rằng đó chính là Con Thiên Chúa đã sống lại từ cõi chết. Phaolô khẳng định rằng ông nhận lãnh Phúc âm không phải từ con người, nhưng từ chính “sự mặc khải của Chúa Giêsu". Ông đã gia nhập Cộng đoàn tín hữu ở Giêrusalem, ở lại với tông đồ cả Phêrô một thời gian. Phaolô được biết đến qua các thư ông viết gởi cho các cộng đoàn tín hữu Công Giáo. Ông đã trình bày mạch lạc quan điểm của mình về mối quan hệ giữa những tín hữu Công Giáo người Do Thái với tín hữu Công Giáo không phải là dân Do Thái, và giữa Luật pháp Môsê với giáo huấn của Chúa Giêsu.
            Các thư tín của Phaolô hình thành phần nền tảng của Kinh Thánh Tân Ước (được xem là nguồn quan trọng cho nền thần học của Hội Thánh ban đầu) cùng những nỗ lực của ông nhằm truyền bá Công Giáo đến các dân tộc, là mục tiêu của nhiều khuynh hướng luận giải khác nhau. Công Giáo truyền thống (hồi đó gọi là Cơ Đốc giáo) xem các thư tín của Phaolô là một phần của kinh điển Tân Ước và xác quyết rằng tư tưởng của ông là hoàn toàn phù hợp với giáo huấn của Chúa Giêsu và các tông đồ.
             Thánh Phaolô được sùng mộ và tôn thờ bởi cả Giáo Hội Công Giáo Rôma, Chính Thống Giáo, Tin Lành, Anh Giáo và đạo Mormon còn xem ông là một nhà tiên tri. Ông được xem là vị thánh bổn mạng của Malta và London. Một số nơi lấy tên ông đặt tên cho thành phố như São Paolo (Braxin), Saint Paul (Minesota, Mỹ). Ở Việt Nam, tên thánh Phaolô được đặt cho Bệnh Viện Xanh Pôn (Saint Paul) và Nha khoa Xanh Pôn, cả hai đều rất nổi tiếng. Có lẽ do thuở xưa Thánh Phaolô bị ngã ngựa (nên có thể ông bị rụng răng, gãy xương, trầy trụa...) và mù lòa nên nói đến Xanh Pôn là người Việt liền nghĩ ngay đến Bệnh viện và Nha khoa.
             Cú "ngã ngựa" đáng nhớ ấy đã biến Phaolô từ một kẻ "đao phủ" thành một vị thánh. Ông cùng với vị tông đồ trưởng Phêrô làm thành hai cột trụ của Giáo Hội Công Giáo. Ngày 29/6 hàng năm là ngày lễ mà cả Giáo Hội dành ra để tưởng nhớ và mừng kính hai vị thánh cả ấy!  
         Lạy Chúa Giêsu, những người Kitô giáo ngày nay đều thờ phượng Thiên Chúa, tôn thờ thánh Phaolo. Nhưng lại chia rẽ, có khi còn chống đối lẫn nhau, chưa hiệp nhất với nhau nên một trong Chúa Giêsu Kitô. Trong giáo xứ, giáo họ, đoàn thể của chúng con nhiều khi chưa thực sự đoàn kết, yêu thương nhau, bằng mặt chứ chưa bằng lòng. Xin Chúa giúp cho chúng con  bỏ tính đố kỵ, ghen ghét, chống đối lẫn nhau, được hiệp nhất nên một, để chúng con sống xứng đáng là con cái Chúa, thực hiện được những điều như lòng Chúa mong ước.

Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2011

Tấm lòng

                                                           Bảo Ngọc và Bảo Sơn

Tấm lòng của hai em học sinh   Thứ năm, 20/01/2011 06:43    
              (CATP) Hai chị em ruột Huỳnh Bảo Ngọc (12 tuổi, học lớp 7 Trường PTCS Thực nghiệm sư phạm) và Huỳnh Kim Bảo Sơn (8 tuổi, lớp 3 Trường Tiểu học Bàu Sen) thường theo bà ngoại là bà Vũ Thị Hồng Đào làm từ thiện. Nhiều lần hai em đã móc ống heo cho tiền các bạn đang điều trị ở Bệnh viện Ung bướu.
             Với nguyện vọng giúp các bạn nghèo ăn Tết, ngày 18-1-2011, Ngọc và Sơn đã đập con heo đất - tiền dành dụm từ quà sáng cha mẹ cho, nhờ bà ngoại đến tòa soạn Báo CATP góp 6 triệu đồng vào quỹ từ thiện của báo. Thật đáng quý tấm lòng của Bảo Ngọc - Bảo Sơn! 
          Nhìn vào tấm gương của hai em học sinh, tôi thật cảm thấy xấu hổ, vì rất nhiều thanh thiếu niên, kể cả những người còn cắp sách đến trường, nhờ gia đình khá giả mà đua đò ăn chơi, không biết nghĩ đến người khác.
         Ngày nay, nhiều kẻ lợi dụng lòng tốt của người khác để lừa đảo. Thật là không biết sao?

Lòng tốt bị lợi dụng 
 
21/01/2011 22:44 Thanh niên
          Tin, ảnh: Huỳnh Hạnh
              Vào một buổi sáng, có dịp đi qua góc đường Lê Duẩn - Hai Bà Trưng, Q.1, TP.HCM, tôi thấy một phụ nữ khắc khổ ngoài 60 tay cầm xấp vé số cõng trên vai một thanh niên tật nguyền. Do bận công việc gấp nên tôi đi thẳng, không giúp được gì mà lòng cứ trăn trở mãi.
              
Vài hôm sau, có dịp đi qua đoạn đường đó, vẫn thấy hai người họ bấu víu vào nhau, trên tay vẫn là những tờ vé số. Tôi thấy thương quá, đến hỏi thăm thì được biết, bà phải cõng đứa con trai tật nguyền của mình trên vai vì nhà nghèo quá, không có tiền mua xe lăn cho cháu. Tôi đề nghị giúp đỡ mua xe lăn thì bà nhanh nhảu, chiếc xe giá 3,5 triệu, người ta cho được 3 triệu rồi, giờ chỉ cần thêm 500 ngàn nữa. Tôi biếu bà 600 ngàn để phụ mua xe lăn và còn dư 100 ngàn mua thức ăn cho cháu.
             Một tuần sau, vẫn đoạn đường đó, tôi cố tình ghé mắt tìm xem chiếc xe lăn mới bà mua. Và hỡi ôi, vẫn hình ảnh bà già khắc khổ, vai cõng đứa con trai oặt ẹo, tay cầm xấp vé số. Tôi lân la hỏi thăm mấy anh bảo vệ ở trụ sở gần đó và kể lại sự việc. Các anh lắc đầu ngao ngán, một anh đứng tuổi nói, sao mua xe được, người ta cho tiền nhiều lắm, có người còn chở nguyên chiếc xe lăn lại cho, nhưng bả bán hết, phải cõng vậy mới có tiền, đó là... cần câu cơm mà.
            Tôi ra về mà buồn lắm, không dám ngoảnh mặt lại nhìn hai mẹ con họ nữa.

Lật tẩy một trò lừa đảo
TT - Sau gần hai tháng theo dõi người đàn ông có vết lở loét ở chân thường xuyên nằm lăn trước cổng chợ để xin tiền, chúng tôi phát hiện đây chỉ là trò lừa đảo. Việc này thường xuất hiện vào chủ nhật hằng tuần tại chợ Đồng An, xã Bình Hòa, huyện Thuận An, Bình Dương.


Người đàn ông đầu quấn khăn, chân băng bó, miệng luôn rên rỉ ở cổng chợ khiến nhiều người cảm động

Vết lở loét giả ở lòng bàn chân được tạo ra bằng cách trét keo cứng bôi thuốc đỏ và một ít máu động vật để che mắt mọi người
Sáng sớm, người đàn ông này được một thanh niên chở bằng xe máy đến cổng Khu công nghiệp Đồng An (cạnh chợ Đồng An). Sau ít phút sửa soạn, ông ta đã hóa thân thành một người có bộ dạng “đáng thương” với chiếc khăn ô vuông quấn trên đầu, bắp tay, bắp chân được quấn một lớp băng trắng bôi thứ thuốc đỏ tựa như máu.

Lòng bàn chân người đàn ông này được trét lên một lớp keo và bôi một thứ bột màu đỏ tạo ra vết thương lở loét khiến ai nhìn cũng thấy tội nghiệp. Đang đứng trong một con hẻm, ông ta bất ngờ nằm xuống, trườn từ từ đến trước cổng chợ Đồng An.


Người đàn ông bật dậy đi đến chỗ hẹn để một thanh niên chở đi
Ông ta đặt một cái xô trước mặt, phía trong có vài tờ tiền lẻ rồi bắt đầu rên rỉ thảm thương. Nhiều người đi chợ đã xuýt xoa thương cảm cho người đàn ông “khốn khổ” này, họ không ngần ngại móc ví, rút tiền bỏ vào xô. Khi mặt trời đứng bóng, nắng chiếu thẳng xuống mặt đường nóng ran, ông ta cầm xô tiền vào trong chợ bám chân từng người và kêu van thảm thiết hơn.

Khoảng gần trưa, ông ta trườn vào một con hẻm hướng về Khu công nghiệp Đồng An. Thấy không có người, ông liền bật dậy, tay cầm chiếc nạng gỗ đi lại gốc cây ngồi đếm tiền. Ít phút sau, ông ta móc chiếc điện thoại trong túi ra gọi.

Sau đó, người thanh niên buổi sáng xuất hiện chở thêm một người đàn ông trung niên đến. Cả ba cùng nói chuyện rồi nhảy lên xe máy đi.
Nguồn: http://forum.vietyo.com/topic/lat-tay-mot-tro-lua-dao-88626.html
 






   
              


Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2011

Tông đồ

 


  Người lập nhóm 12 gồm có:
          - Ông Si-môn - Người đặt tên là Phêrô-,
          - Ông Gia-cô-bê con ông Dê-bê-đê
          - Ông Gioan, em ông Gia-cô-bê. Người đặt tên cho hai ông là: Bô-a-nê-ghê, nghĩa là con của thiên lôi.
          - An-rê
          - Phi-líp-phê
          - Ba-tô-lô-mê-ô
          - Mát-thêu
          - Tô-ma
          - Gia-cô-bê con ông An-phê
          - Ta-đê-ô
          - Si-môn thuộc nhóm nhiệt thành
          - Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, chính là kẻ nộp Người.
                 Chúa Giêsu đã chọn các tông đồ để ở với Người, tiếp bước Người rao giảng Tin mừng cho mọi người.
                 Chúa chọn con để làm tông đồ, nhưng con nhận thấy mình còn yếu kém, chưa làm được gì cho Chúa. Xin Chúa ban cho con sự hiểu biết, khôn ngoan, nhiệt tình trong công việc để con có thể thực hiện điều Chúa dậy là đem Tin Mừng của Chúa cho khắp mọi người.



Thứ Tư, 19 tháng 1, 2011

Đừng cứng lòng

            Đức Giêsu nói với họ: "Ngày Sa-bát, được phép làm điều lành hay điều dữ, cứu mạng người hay giết người?" Nhưng họ làm thinh. Đức Giêsu giận dữ rảo mắt nhìn họ, buồn bực vì lòng họ chai đá.
                                      (Mc 3,4-5)
          Người Pha-ri-siêu xưa, cũng như nhiều người trong chúng ta ngày nay, lòng đã bị chai đá, giữ luật vì hình thức, sống đạo một cách hình thức, bề ngoài.
         Xin Chúa giúp con ý thức được ý nghĩa tích cực của luật. Xin cho chúng con biết tuân giữ luật Chúa và Hội Thánh một cách thực sự trong tâm hồn mỗi người, đặc biệt là giữ luật vì lòng yêu mến Chúa.

Thứ Ba, 18 tháng 1, 2011

Bệnh hình thức


       Người Do thái xưa kia dành ngày Sa-bát để nghỉ ngơi, tôn vinh Đấng Giavê Thiên Chúa. Vì thế người biệt phái thường kêu trách Đức Giêsu làm việc, chữa bệnh vào ngày Sa-bát. 
      Nhưng Đức Giêsu nói: "Ngày Sa-bát được tạo ra cho loài người, chứ không phải loài người cho ngày Sa-bát. Bởi đó, Con Người làm chủ luôn cả ngày sa-bát."  (Mc 2, 27-28)
      Việc làm của Thiên Chúa là tất cả những hành động đem lại tình yêu thương, đem lại hạnh phúc và niềm vui cho con người, cho cuộc đời.
      Suy nghĩ mới thấy mình nhiều khi không khác những người biệt phái xưa kia: Sống hình thức, phô trương, giữ luật một cách máy móc, làm cho người ta tưởng mình là người thánh thiện.
      Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con biết giữ luật theo tinh thần của lề luật, không hình thức, phô trương. Xin thánh hóa ngày sống của chúng con. Khi chúng con biết sống cho Chúa, cho tha nhân, là chúng con đã dùng ngày của Chúa có ý nghĩa. Amen. (Lời cầu nguyện: Lời Chúa trong giờ kinh gia đình.)

Thứ Hai, 17 tháng 1, 2011

Thánh Antôn Viện phụ

Hôm nay, Phụng vụ kính nhớ Thánh Antôn Viện phụ, tôi liên tưởng đến Thánh bổn mạng của Người Cha quá cố của tôi là Antôn. Tôi chỉ biết là Antôn chứ không rõ là Antôn nào, bởi vì Cha tôi không nói cho tôi biết.
         Nhân dịp này, tôi mới tìm hiểu về Thánh Antôn, Viện phụ qua tài liệu của Tỉnh dòng Đaminh Việt Nam.
          Thánh Antôn chào đời năm 250 tại Corma, gần Hieraclens, miền thượng Ai Cập. Cha mẹ Ngài nổi danh giàu có lẫn đạo đức, đã lo lắng dạy dỗ ngài sống đạo ngay từ nhỏ.
Khi được 18 tuổi thì cha mẹ ngài qua đời. Sáu tháng sau ngày mất cha mất mẹ, tại một giáo đường, thánh nhân đã nghe đọc lời Sách Thánh: “Nếu con muốn nên trọn lành, hãy về bán hết của cải và đem phân phát cho kẻ nghèo khó rồi theo Ta” (Mt 19,21). Tưởng như Thiên Chúa nói riêng với mình đã về bán hết của cải và đem phân phát cho người nghèo khó.
Sau khi lo lắng gửi gắm em gái của mình cho một nữ tu viện, ngài lui vào sa mạc để làm việc và cầu nguyện, ngài theo đuổi một cuộc sống rất khắc khổ, chỉ ăn bánh với muối và uống nước ngày một lần sau khi mặt trời lặn. Để giữ được sự cô tịch trọn vẹn, ngài còn ẩn thân vào một ngôi mộ bỏ trống. Thỉnh thoảng một người bạn mang bánh đến cho ngài bánh đến cho ngài nhưng ma quỷ đã tìm cách quấy phá để trục ngài ra khỏi “căn phòng” và cuộc sống khắc khổ, chúng thường hay la hét và hiện hình kỳ quái. Phản ứng lại, thánh nhân thường cầu nguyện nhiều hơn và tăng gấp những việc hãm mình. Giận dữ vì các mưu mô bị thất bại, ma quỉ còn công khai hành hạ ngài nữa.
Một ngày kia người bạn mang bánh đến, bỗng thấy thánh nhân nửa sống nửa chết, mình đầy thương tích. Nhưng khi vừa bừng tỉnh, thánh nhân liền chỗi dậy và la lớn: Tôi còn sẵn sàng chiến đấu. Lạy Chúa, không, không gì có thể tách lìa con khỏi lòng yêu mến Chúa được.
Giữa những đau đớn vì các cuộc tấn công của ma quỉ, ngài khinh bỉ trả lời: Ồn ào vô ích. Dấu thánh giá và lòng tin tưởng vào Chúa là những thành trì kiên cố.
Thánh nhân luôn tin tưởng nơi Chúa. Ngày kia, được an ủi trong tâm hồn và cảm thấy là ma quỷ đã lùi bước, ngài cầu nguyện: Ôi, lạy Chúa, Chúa ở đâu? Sao Chúa không ở đây lau sạch nước mắt và thoa dịu những dày vò của con?
Tiếng Chúa trả lời: Cha ở gần con, cha giúp con chiến đấu. Bởi vì con đã chống trả lại ma quỷ, cha sẽ bảo vệ quãng đời còn lại của con. Cha sẽ làm cho tên con rạng rỡ trên trời.
Tràn đầy nghị lực, thánh nhân chỗi dậy tạ ơn Chúa. Muốn xa mọi người hơn nữa, ngài vượt sông Nil đến trú ngụ trong một pháo đài hoang phế đầy những rắn rết. Nhưng sự thánh thiện của Ngài như một sức nam châm, vẫn thu hút nhiều người đến xin làm môn đệ. Thế là một phong trào ẩn tu nổi lên mạnh mẽ. Sa mạc mọc lên những mái tranh, từ đó không ngừng vang lên những lời kinh ca khen Chúa. Thánh nhân trở nên vị thủ lãnh của nếp sống ẩn tu.
Dầu vậy, Thánh Antôn đã hai lần từ giã sa mạc. Vào năm 311 khi có cuộc bách hại của Alaximiô, ngài nói: Nào ta cùng đi chiến đấu với anh em ta.
Ngài lên đường đi Alexandria. Người ta thấy thánh nhân khích lệ các tù nhân nơi các trại giam, theo họ tới trước quan toà và khuyên nhủ họ can đảm chết vì đạo, ngài còn xuống hầm trú để an ủi các linh mục. Ngài thoát chết là một điều lạ lùng.
Cuộc bách hại chấm đứt được một năm, thánh nhân lại tìm về sa mạc. Số các môn sinh ngày càng tăng thêm đông. Sợ bị cám dỗ thành kiêu căng, và thấy gương các thánh tử đạo, thánh Antôn khao khát sống khắc khổ để đền tội. Ngài tiến sâu hơn nữa vào sa mạc. Sau ba ngày đi theo đoàn người buôn bán, ngài dừng lại gần biển Đỏ, dưới chân núi Kolzim và dựng một căn lều vừa đủ để nằm để ở. Dân Bêđuanh (Bédouins) cho ngài bánh ăn. Về sau các môn sinh tìm tới và mang cho ngài một cái xuổng với một ít hạt giống, đây là nguồn gốc của tu viện thánh Antôn hay là Deir-el-Arat, một tu viện theo nghi lễ Cốp (Copte) ngày nay vẫn còn.
Lần thứ hai, thánh nhân trở lại Alexandria theo lời mời của đức giám mục Athanasiô, để chống lại lạc giáo. Dân chúng cả thành chen lấn nhau đi đón ngài. Các lương dân cũng bảo nhau: Chúng ta đi gặp người của Thiên Chúa.
Nhiều người cảm động vì những bài diễn thuyết và những phép lạ ngài làm, đã xin lãnh bí tích Rửa Tội, người ta tưởng sẽ gặp một lão già tám mươi hoang dại, nhưng đã ngạc nhiên khi thấy ngài rất lịch thiệp, xử dụng ngôn ngữ văn hoá và diễn tả tư tưởng rất uyên thâm. Các triết gia ngoại giáo ngạc nhiên hỏi ngài:
- Ngài làm gì được trong sa mạc không có sách vở chi hết? Thánh nhân trả lời:
- Thiên nhiên đối với tôi là một cuốn sách mở rộng.
Và người ta ngỡ ngàng về những điều thánh nhân đã khám phá được trong cuốn sách vĩ đại này của Đấng Tạo Hoá.
Điều đáng kể dường như không phải những nhiệm nhặt ngài theo đuổi, mà là tâm hồn trong trắng ngài kết hiệp mật thiết với Chúa, ngài nói: Hư danh là kẻ thù nguy hiểm nhứt của chúng ta.
Danh tiếng của Thánh Antôn lan rộng đến nỗi vua Constantinô và con cái ông đã viết thư tham khảo ý kiến ngài, Môn sinh của ngài hãnh diện lắm. Nhưng ngài bảo họ: Đừng ngạc nhiên lắm khi thấy nhà vua là một con người viết thư cho một con người. Đáng ngạc nhiên là chính Thiên Chúa đã muốn viết luật cho loài người, và đã nói với chúng ta qua Đức Giêsu Kitô.
Và trả lời cho lớp người vương giả ấy, ngài dùng những lời cao thượng để khuyên họ biết khinh chê danh vọng mà nhớ tới cuộc chung thẩm.
Khi ngài đã quá 90 tuổi, Thiên Chúa qua một thị kiến đưa ngài đến thăm Thánh Phaolô ẩn tu trong sa mạc. Ngài còn được cho biết là sẽ sống tới tuổi 105.
Biết sắp tới giờ từ giã trần gian, ngài đi thăm anh em ngài lần chót. Ngài nói với họ về sự chết với niềm vui của người hồi hương. Họ đã khóc ròng, nhưng ngài khuyên nhủ họ: Hãy sống như phải chết mỗi ngày. Hãy cố gắng noi gương các thánh.
Thánh nhân trở lại núi với hai môn sinh. Trong căn phòng nghèo nàn của mình, ngài đã phó linh hồn trong tay Chúa lúc 105 tuổi. Chúng ta biết được ân sủng giai thoại quý báu của đời Thánh Antôn là nhờ Thánh Athanasiô kể lại.
            
                     Trích trong Theo Vết Chân Người.


Chủ Nhật, 16 tháng 1, 2011

Đây là Chiên Thiên Chúa

        Khi ông Gioan thấy Đức Giêsu tiến về phía mình, liền nói: "Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian. Chính Người là Đấng tôi đã nói tới khi bảo rằng: Có người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi.."  (Ga 1,29-30)
    
Hôm nay, Thánh Gioan dạy ta bài học chấp nhận. Chấp nhận sự thật về mình, về người, đó là khiêm nhường. Chấp nhận vị thế, chỗ đứng, quyền hạn, thực chất về mình, cả ưu điểm cũng như khuyết điểm, không giả tạo.
Nhờ việc chấp nhận này, ta mới có thể dò tìm về cội rễ của mình.
Nhận ra căn tính là điều quan trọng cho mình và cho những người tiếp xúc với mình.
Nhận ra căn tính là điều giúp ta biết chấp nhận cái sự thực về mình. Nhận ra căn tính sẽ giúp ta sống trung thực với lòng mình.
Biết được căn tính của mình, sẽ giúp ta biết được chỗ đứng, và lập trường của mình. Là người Công giáo, ta cũng cần học hỏi để có được cái nhìn không lệch lạc về bản chất của đạo giáo và của người Kitô giáo. Ta cần học hỏi để biết mình sinh ra đời để làm gì, sống như thế nào, và cùng đích của đời sống sẽ đi về đâu?
Chỉ có Con Chiên thanh sạch và hiền lành, con chiên bị sát tế mà không một lời thở than, mới đền thay được tội lỗi. Chỉ có Đấng vô tội, mới có thể chết thay cho các tội nhân.
Mặc dù chúng ta là người tội lỗi, nhưng đã được rửa bằng Máu của Con Chiên Thiên Chúa, và được tham dự vào bàn tiệc Thánh Thể.
      (Tài liệu Giáo phận Huế)
 Lạy Chúa, xin cho con biết nhận ra chính mình, cho con có cuộc sống khiêm nhu, thực sự biết mình là ai, sống để làm gì?. Xin ban Thánh Thần đến với con, biết con phải làm gì để phục vụ Thiên Chúa, Giáo Hội, giáo xứ, gia đình và mọi người chung quanh mình.

Thứ Sáu, 14 tháng 1, 2011

Kêu gọi người tội lỗi

Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi.
        Đi ngang qua trạm thu thuế, Người thấy ông Lê-vi là con ông An-phê, đang ngồi ở đó. Người bảo ông: "Anh hãy theo tôi !" Ông đứng dậy đi theo Người.
       Đức Giêsu nói với những người Pha-ri-sêu: "Người khỏe mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần.Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi."
              (Mác-cô 1,14 + 17)
       Người ta thường đồng hóa những người thu thuế như người tội lỗi. Đức Giêsu kêu gọi người thu thuế đi theo Người, lại còn ăn uống với họ. Những người Pha-ri-sêu, là những người đạo đức giả hình, không chấp nhận như thế, đồng hóa Người với người tội lỗi. Đức Giêsu biết thế, nên nói với họ:"Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi." Thật thế, Chúa Giêsu là đấng nhân từ, vì yêu thương con người mà đã xuống trần gian để cứu chuộc chúng ta. Thế mà chúng ta không nghe lời Người, lại còn phản bội Người nữa.
         Nhìn những người Pha-ri-sêu năm xưa, tôi không thể không nghĩ đến bản thân mình, đã có lúc không chấp nhận Chúa, xa rời Chúa, sống như những người đạo đức giả hình, thấy khuyết điểm người khác chứ không thấy tội lỗi của mình, dám phán xét họ.
          Lạy Chúa Giêsu, chúng con là những người tội lỗi, đã nhiều lần xúc phạm đến Chúa. Do đó, chúng con cần đến "Bác sĩ tối cao ". Xin Chúa đến với chúng con, cho chúng con nhìn thấy chính bản thân mình, chữa lành bệnh tật của chúng con, làm cho tâm hồn chúng con tinh sạch. Xin cho chúng con có trái tim biết yêu thương, để chúng con biết sống trung thành với Chúa, hiệp nhất với anh chị em, bạn bè chúng con trong niềm vui ơn cứu độ.
        

Con Người có quyền tha tội

         Vậy, để các ông biết : Ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội, - Đức Giêsu bảo người bại liệt-, Ta truyền cho con : Đứng dậy, vác chõng mà đi về nhà!. Người bại liệt đứng dậy, và lập tức vác chõng đi ra trước mặt mọi người, khiến ai nấy đều sửng sốt và tôn vinh Thiên Chúa. Họ bảo nhau : "Chúng ta chưa thấy vậy bao giờ!".
          Vì tin tưởng tuyệt đối vào Đức Giêsu, họ đã đem người bại liệt đến với Ngài bằng mọi cách. Đức Giêsu rất cảm kích niềm tin mãnh liệt của họ. Ngài đã chữa lành bệnh bại liệt mà còn chữa sạch tâm hồn tội lỗi cho họ :"Này con, con đã được tha tội rồi".
         lạy Cha, xin thêm đức tin và tình lửa mến cho chúng con. Xin cho chúng con mau mắn chạy đến với Cha nơi bí tích giải tội và nhất là bí tích Thánh thể. Nhờ đó, tâm hồn chúng con sẽ được mạnh sức và bình an khi chúng con đón nhận và sống trong tình yêu của Cha.

Thứ Năm, 13 tháng 1, 2011

Lòng yêu thương

             Khi ấy, có người mắc bệnh phong đến gặp Đức Giêsu, anh ta quỳ xuống van xin rằng: "Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch." Đức Giêsu chạnh lòng thương giơ tay đụng vào anh ta và bảo: "Tôi muốn, anh hãy được sạch !" Lập tức bệnh phong biến khỏi anh, và anh được sạch. Nhưng Người nghiêm giọng đuổi anh đi ngay, và bảo anh: "Coi chừng, đừng nói gì với ai cả, nhưng hãy đi trình diện tư tế ; và vì anh đã được lành sạch, thì hãy dâng những gì ông Mô-se đã truyền, để làm chứng cho người ta biết." Nhưng vừa đi khỏi, anh đã bắt đầu rao truyền và loan tin ấy khắp nơi, đến nỗi Đức Giêsu không thể công khai vào thành nào được, mà phải ở lại những nơi hoang vắng ngoài thành. Và dân chúng từ khắp nơi kéo đến với Người.  (Mác-cô 1,40-45)
           Ngày xưa, người ta coi bệnh phong là do tội lỗi mà ra, mọi người đều xa lánh, phân biệt đối xử. Người mắc bệnh phong không được ở chung với người không mắc bệnh. Đức Giêsu rất căm phẫn với thái độ của con người, vì sự phân biệt đối xử đó. Người có lòng nhân từ, thương yêu, đã chữa lành bệnh cho người bị phong cùi. Người ấy đã được sạch và loan truyền cho mọi người biết, mặc dầu đã bị Đức Giêsu cấm.
         Trong xã hội ngày nay, con người vẫn thực sự  chưa tôn trọng nhau, còn có sự kỳ thị, phân biệt giữa tôn giáo này với tôn giáo khác, giữa dân tộc này với dân tộc khác, giữa quốc gia này với quốc gia khác, giữa nhóm này với nhóm khác ...nên gây ra biết bao chiến tranh, khủng bố, giết chóc lẫn nhau, gây bao đau khổ cho con người.

Israel lại không kích dải Gaza
TTO - Sáng sớm nay 12-1, máy bay chiến đấu của Israel đã tấn công nhiều mục tiêu ở dải Gaza, khiến nơi này tiếp tục rơi vào bạo lực.
Nguồn tin an ninh và các nhân chứng cho biết một căn cứ của phong trào Hamas ở miền trung dải Gaza đã bị tấn công hai lần ngay sau lúc nửa đêm. Ít lâu sau, nhiều máy bay F-16 cũng dội bom xuống một căn cứ huấn luyện khác của Hamas ở phía bắc Gaza.

Gaza tan hoang do các cuộc không kích của Israel - Ảnh: article.wn.com
Tân hoa xã đưa tin các cuộc tấn công xảy ra chỉ vài giờ sau khi một nhà hoạt động chính trị người Palestine bị tên lửa Israel giết chết khi đang đi trên đường ở miền nam Gaza.
Phía Israel nói người này, được xác định tên Mohammed al-Naggar, có liên quan tới âm mưu “tấn công khủng bố quy mô lớn ở thủ đô Israel”. Phong trào thánh chiến Hồi giáo mà al-Naggar tham gia đã dọa sẽ trả thù.
Tình hình tại dải Gaza vẫn đang tiếp tục căng thẳng bất chấp các các lãnh đạo Hamas ở Gaza nỗ lực thực thi hiệp định ngừng bắn mong manh vốn có hiệu lực từ sau khi Israel chấm dứt chiến dịch “Operation Cast Lead” tại Gaza năm 2008-2009 khiến hơn 1.400 người Palestine thiệt mạng.
Hamas nói họ muốn tránh cho Gaza khỏi một cuộc tấn công mới của Israel và đó là lý do tại sao họ kêu gọi các bên giữ bình tĩnh.
Tuy nhiên phía Israel nói từ đầu năm 2011 đến nay, đã có hơn 20 quả rocket từ phía Gaza bắn sang lãnh thổ Israel làm hai công nhân người Thái ở Western Negev bị thương.
Cũng từ đầu năm 2011, quân đội Israel đã sát hại 2 người Palestine, trong đó có một nông dân; và hai người mà Hamas nói là công dân Ai Cập bị lạc đường tới Gaza. Tuy nhiên phía Ai Cập phủ nhận thông tin này, và theo báo chí Ai Cập, hai người bị giết chết là người Yemen làm việc cho một tổ chức chịu ảnh hưởng của Al-Qaeda.
Liên quan tới Israel, Tân hoa xã đưa tin ngày 11-1, Iran đã cáo buộc Israel ám sát Massoud Ali-Mohammadi - nhà khoa học hạt nhân hàng đầu của nước này, và thề sẽ đưa vụ việc ra trước công lý.
Theo Bộ Tình báo Iran, họ đã phát hiện một mạng lưới gián điệp của Israel và bắt giữ một nhóm điệp viên “khủng bố” có liên quan tới vụ ám sát ông Massoud Ali-Mohammadi.
“Chúng tôi đã có vài bằng chứng. Chúng khá đầy đủ và sẽ là bằng chứng trước tòa”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Ramin Mehmanparast nói tại một cuộc họp báo.
        Do đâu, theo tôi là do chưa tin vào Thiên Chúa, chưa học và thực hiện điều Chúa dậy là: Yêu thương anh em như chính mình.
        Trong giáo xứ, gia đình mình thì sao, chúng ta đã thực sự tôn trọng, yêu thương, đoàn kết gắn bó với nhau để xây dựng giáo xứ, gia đình của mình ngày càng vững mạnh, tốt đẹp hơn không?
       Xin Chúa chữa lành bệnh "phong cùi" trong chúng con, giúp chúng con biết đoàn kết yêu thương nhau, để cho giáo xứ, gia đình chúng con ngày càng tốt đẹp như lòng Chúa mong ước.
         

Coi thường luật giao thông

             Sáng nay, tôi đạp xe đi tập thể dục như thường lệ, khi đến đường Tây Thạnh, Quận Tân Phú. Bất chợt một tốp xe gắn máy chạy ngược chiều để đi vào công ty nơi họ làm việc, trong đó có một cô gái, chắn ngay đầu xe đạp tôi, cả hai cùng lúng túng không biết tránh như thế nào. Thế là hai người đụng trực diện nhau, tôi thì đứng bất động , còn xe cô gái thì  bị đổ. Một lúc sau, tôi mới xuống và chống xe đạp đứng trên đường để phụ giúp nâng xe cô gái lên, sau đó cả hai cùng đi mỗi người một hướng, không ai nói với nhau câu nào.Tôi phản ứng chậm quá phải không ?
             Khi lên xe đạp đi, tôi mới phát hiện xe bị cụp đầu, nhưng vẫn còn đạp đi được.
             Tôi thường đạp xe trên đường, cái đầu tiên tôi thấy là nhiều người rất coi thường luật giao thông khi đi trên đường: Vượt đèn đỏ, đứng lấn trái khi dừng, đi trái đường ... điều này góp phần gây kẹt xe thường xuyên, gây tai nạn cho mình và người khác.
          Một cảnh vi phạm luật giao thông


     

Thứ Ba, 11 tháng 1, 2011

Chúa chữa lành

Khi ấy, vừa ra khỏi hội đường Ca-phác-na-um, Đức Giêsu đi đến nhà hai ông Si-môn và An-rê. Có ông Gia-cô-bê và ông Gio-an cùng đi theo. Lúc đó, bà mẹ vợ ông Si-môn đang lên cơn sốt, nằm trên giường.Lập tức họ nói cho Người về tình trạng của bà. Người lại gần, cầm lấy tay bà mà đỡ dậy ; cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các ngài.    Mc 1,29-31
       Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó. Mc 1, 35.
      Chúa Giêsu đi rao giảng Tin mừng , chữa lành các bệnh tật, trừ nhiều quỷ cho mọi người và Người luôn cầu nguyện.
       Xin Chúa đến với con, chữa lành các bệnh tật cả thể xác lẫn tâm hồn của con. Xin giúp con chống lại những cám dỗ của thế gian, xác thịt, ma quỷ luôn bủa vây quanh con. Xin dậy cho con biết cầu nguyện, để con được gần Chúa hơn.

Thứ Hai, 10 tháng 1, 2011

Đền thờ của Thiên Chúa

         Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần mà xức dầu tấn phong Người.
"Quý vị biết rõ: Đức Giêsu xuất thân từ Na-da-rét, Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong Người. Đi tới đâu là Người thi ân giáng phúc tới đó, và chữa lành mọi kẻ bị ma quỷ kiềm chế, bởi vì Thiên Chúa ở với Người."CV 10,38
         Hôm nay, ngày 09/01/2011, giáo xứ Tân Thành long trọng mừng kỷ niệm một năm, ngày cung hiến Thánh Đường Thánh Vicentê, giáo xứ Tân Thành. Giáo hội mừng lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa, Chúa Thánh Thần xức dầu thiêng liêng trên Đức Giêsu  Điều này làm chúng ta nhớ lại, ngày chúng ta nhận bí tích rửa tội, Hội Thánh xức dầu trên trán chúng ta, để thánh hiến chúng ta. Cũng như Đức Hồng Y đã xức dầu thánh hiến nhà thờ giáo xứ chúng ta
         Kỷ niệm ngày cung hiến Thánh đường, không phải là ngôi nhà thờ vật chất, được xây dựng một cách khang trang. Nó phải là ngôi đền thờ thiêng liêng, là mỗi người trong chúng ta, khi lãnh nhận bí tích rửa tội, chúng ta đã được xức dầu để dâng hiến cuộc đời của mình cho Thiên Chúa.
Do đó, mỗi người trong chúng ta, phải sống như thế nào để chứng tỏ: Chúng ta là những người Kitô hữu, chính là những người đã được xức dầu để thuộc về Đức Giêsu Kitô. Cho nên, chúng ta phải sống ơn rửa tội của chúng ta một cách hoàn hảo.
            Xin Chúa tha thứ cho chúng con, đến với chúng con trong cuộc sống hằng ngày, để giúp chúng con có cuộc sống xứng đáng với ơn rửa tội, ơn xức dầu. Xin giúp chúng con xứng đáng với cuộc sống của chúng con, nhất là trong năm mới này, để mỗi người chúng con sẽ góp phần làm cho nhà Chúa ngày càng đẹp đẽ hơn, bằng chính bản thân mỗi người chúng con, là đền thờ xứng đáng cho Chúa Ngự.

Thứ Sáu, 7 tháng 1, 2011

Câu nguyện

   "Thưa Ngài, nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch"  Luca 5,12
    Nhưng Người lui vào những nơi hoang vắng mà cầu nguyện. Luca 5, 16.
        Người bệnh phong, xin Chúa chữa bệnh cho mình, nhưng phải do ý muốn của Chúa chứ không phải theo ý của mình. Chúa Giêsu thường xuyên cầu nguyện để biết được ý định của Chúa Cha. Qua bài tin  mừng hôm nay, chúng ta thấy phải thường xuyên cầu nguyện, kiên trì cầu mguyện, chắc chắn Chúa sẽ ban cho nếu hợp với ý định của Thiên Chúa. Chớ có nản lòng, phải luôn tin tưởng vào Thiên Chúa.
        Đừng nghĩ rằng, chỉ cần siêng đi lễ, năng cầu xin, không cần phải làm gì, vẫn được đầy đủ như ý mình. Thực tế, con người cần phải lao động, Thiên Chúa ban cho ta điều kiện, con người phải biết bắt lấy mà thực hiện mới mong có được cuộc sống tốt đẹp. Cho nên, lao động và cầu nguyện luôn đi đôi với nhau, không thể coi nhẹ cái nào.

Thứ Năm, 6 tháng 1, 2011

Cầu nguyện

    "Sau khi cho họ đi, Người lên núi cầu nguyện"
     Chúa Giêsu luôn cầu nguyện, làm việc gì Chúa cũng cầu nguyện. Khi làm phép lạ hóa bánh và hai con cá ra nhiều để cho dân chúng ăn, Người đã cầu nguyện "Người cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ bánh ra, trao cho môn đệ để các ông dọn ra cho dân chúng. Người cũng chia hai con cá cho mọi người. Ai nấy đều ăn no nê. Người ta thu lại  những mẫu bánh được mười hai thúng đầy, cùng với cá còn dư". Chúa Giêsu, Người là Chúa mà còn cầu nguyện, phương chi chúng ta là con người yếu đuối, tội lỗi, ích kỷ, thiếu đức khiêm nhường, chưa thực yêu thương nhau...Nên chúng ta cần phải cầu nguyện nhiều, xin Thiên Chúa hoán cải, thánh hóa chúng con và gia đình chúng con.
     Lạy Chúa, xin dậy cho con biết siêng năng đến với Chúa,  cầu nguyện cùng Chúa. Xin thánh hóa con và gia đình con, để cho chúng con yêu mến Chúa ngày càng nhiều hơn.

Thứ Ba, 4 tháng 1, 2011

Thiên Chúa là tình têu

       Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương, thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa. Ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là Tình yêu.
                               (Thư I Gioan 4,7-8)
       Mến Chúa, yêu người là hai điều răn trọng nhất Chúa Giêsu đã dậy chúng ta.  Là con Thiên Chúa, nhưng chúng ta đã thực sự yêu thương những người không cùng quan điểm với ta hay chưa ? Thực tế, chúng ta vẫn còn tranh giành lẫn nhau, đấu đá lẫn nhau, lừa đảo nhau, thậm chí còn trục lợi từ nỗi đau của người khác.
   
           Trục lợi từ nỗi đau người khác   Thứ ba, 04/01/2011    06:51  (CATP) 
               Từ ngày cháu Minh Thành (13 tuổi) bỏ nhà đi đến nay, chị Nguyễn Thị Tâm (SN 1969, ngụ Q.Bình Thạnh, TPHCM) sống trong héo mòn vì thương nhớ con. Chị đã bỏ nhiều công sức đi tìm nhưng không có kết quả nên phải đăng báo tìm con và luôn thấp thỏm mong chờ người báo tin vui. Một tối, đang thẫn thờ bên bàn học của con, chị Tâm nhận được điện thoại của một người đàn ông lạ báo tin về bé Thành. Như sắp chết đuối vớ được phao, chị Tâm vội vàng hỏi thăm về con trai, nhưng máy bên kia bất ngờ “tút... tút” rồi im lặng. Chủ động gọi lại không được, chị Tâm càng nóng lòng.
             Khoảng một giờ sau, người đàn ông liên lạc lại bằng số máy khác và cho biết ông ta rất muốn cung cấp thông tin tung tích bé Thành nhưng khổ nỗi điện thoại di động hết tiền, phải mượn đỡ máy của đồng nghiệp chạy xe ôm nên không thể nói nhiều, rồi tắt máy. Chị Tâm gọi lại, người đàn ông bảo: “Để khỏi phiền người khác, nếu được chị nạp vào máy cho tôi ít tiền rồi chúng ta nói chuyện thoải mái”. Không đắn đo, chị Tâm vội chạy ra cửa hàng bán card gần nhà “bắn” vào điện thoại cho người đàn ông lạ 200.000 đồng. Ngay sau đó, ông Hùng - tên người báo tin vui miêu tả về nhân dạng bé Thành khá chi tiết và hứa sẽ dẫn chị đến nơi cậu quý tử đang ở. Hôm sau, chị Tâm liên lạc lại với ông Hùng để được đưa đi đón con thì máy của ông ta lại... hết tiền! Rút kinh nghiệm, lần này chị Tâm mua card 500.000 đồng “bắn” vào máy ông Hùng. Xong, chị Tâm liên lạc với ông Hùng thì máy luôn ngoài tầm phủ sóng.
                Vợ chồng xảy ra chuyện bất hòa nên chị Lương Thục Nhi (SN 1971) bỏ nhà ra đi vào tháng 8-2010. Từ ngày thiếu vắng vợ, cơn nóng giận nguôi ngoai, anh Tô Hữu (SN 1970, cùng ngụ Q6) thấy có lỗi nên chạy đôn đáo khắp nơi tìm kiếm, nhưng vô vọng. Không còn cách nào khác, anh đăng báo tìm vợ. Ít ngày sau, anh Hữu nhận được điện thoại của một thanh niên cho biết vợ anh đang ở chỗ nào. Mừng hơn bắt được vàng, anh Hữu năn nỉ anh ta giúp đỡ. Tại quán cà phê theo lời hẹn, anh ta nại hoàn cảnh gia đình đang gặp khó khăn và gợi ý anh Hữu hậu tạ 2 triệu đồng công... đọc báo! Muốn nhanh chóng gặp mặt vợ, anh Hữu không ngần ngại móc hầu bao rồi cùng nhau lên đường. Đến cửa chợ Phú Lâm (Q6), anh thanh niên bảo anh Hữu đứng đợi để vào trong kêu chị Nhi ra. Đợi mãi không thấy bóng dáng vợ và “người tốt bụng” quay lại, anh Hữu nhận ra mình đã mắc lỡm.
            Lợi dụng thông tin nhân đạo để trục lợi là chiêu lừa đảo mới xuất hiện thời gian gần đây. Nhiều nạn nhân của trò lừa đảo này đã gọi điện, viết thư đến Báo CATP nhờ cảnh báo cho những ai có hoàn cảnh tương tự cần đề cao cảnh giác.
    H.T  
         Xin cho chúng con biết đối xử với nhau bằng tình yêu thương, bác ái, nhất là bác ái đối với những người ghen ghét chúng con,  đối với những người được gọi là kẻ thù của chúng con. “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ lầm.”, Đấy là lời cầu nguyện của Chúa Kitô trên Thập giá. Và lời cầu nguyện ấy, Thánh Stêphanô,  Người đã lặp lại khi bị ném đá. Thế thì, ước gì mỗi người trong  chúng ta, biết cầu nguyện cho những kẻ ghen ghét mình. Lạy Cha, Xin Cha tha cho họ, những người ghét con, những người bách hại, những người nói xấu con, những người muốn làm hại con, bởi vì có lẽ họ lầm. (Trích bài giảng của Cha chánh xứ Tân Thành ngày lễ bổn mạng giáo họ Stêphanô)

Văn minh sự sống

        Đức Cha Phêrô, Phụ tá Tổng Giáo Phận Thành phố Hồ chí Minh, dâng lễ tạ ơn bế mạc Năm Thánh 2010 hạt Tân Sơn Nhì. Ngài đã giảng về văn hóa sự sông,đáng để chúng ta suy nghĩ.
      
Bài giảng
Của Đức Giám mục phụ tá Phêrô Nguyễn văn Khảm,
trong lễ bế mạc Năm Thánh 2010 Hạt Tân Sơn Nhì.
    Thưa anh chị em, Năm thánh là cơ hội cho chúng ta dâng lời tạ ơn Chúa và đồng thời khiêm tốn nhìn lại bản thân mình, cũng như đời sống của Hội Thánh, trên quê hương đất nước này, để xin lỗi Chúa, xin lỗi anh chị em của mình về những thiếu sót.
  Nhưng Năm Thánh  không chỉ ngưng ở đó, mà Năm Thánh còn là cơ hội để dấn bước tới tương lai. Chính vì vậy, chúng ta  không chỉ có lễ khai mạc trọng thể ở Sở Kiện Hà Nội,  không chỉ có lễ bế mạc trọng thể ở La Vang Huế để bế mạc Năm Thánh, mà chúng ta có Đại Hội Dân Chúa ở Sài Gòn. Cách đây có một tháng, Đại Hội Dân Chúa quy tụ 32 Giám mục, 300 đại biểu chính thức của các linh mục, tu sĩ nam nữ và anh chị em giáo dân trong khắp 26 giáo phận và các dòng tu trên cả nước. Để làm cái gì? Để suy nghĩ với nhau về đời sống của Hội Thánh và để nói lên cái ước nguyện dấn bước tới tương lai: Canh tân, đổi mới khuôn mặt Hội Thánh như lòng Chúa mong ước. Cho nên bế mạc Năm Thánh,  không có nghĩa là chấm dứt. Ban thư ký của Đại Hội Dân Chúa đang chuẩn bị để đúc kết tất cả những ý kiến đóng góp trong  đại hội, thành những đề nghị, đệ trình lên Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Rồi Hội Đồng Giám Mục, sẽ dựa trên những đề nghị đó, để có một văn bản hậu  đại hội, hướng dẫn đời sống của Hội Thánh Việt Nam trong những năm sắp tới.
     Cho nên, nếu mà nói về hướng canh tân đổi mới trong tương lai, chắc là có nhiều điều lắm. Nhân tối hôm nay, được gặp gỡ anh chị em ở đây trong khung cảnh rất đông đúc, mà lại rất thánh thiện này. Tôi chỉ muốn nói đến một khía cạnh thôi. Một khía cạnh mà sứ điệp Đại Hội Dân Chúa đã nêu cao. Đó là mời gọi tất cả anh chị em công giáo chúng ta, nắm tay nhau để xây dựng nền văn hóa sự sống.
   Thế nào là nền văn hóa sự sống, anh chị em nhớ lại câu chuyện Tin Mừng vừa  mới nghe công bố, một câu chuyện Tin Mừng rất quen thuộc. Trong câu chuyện đó, chúng ta cảm nhận tính mong manh của sự sống con người nơi Hài Nhi Giêsu. Anh chị em thử hình dung coi, một bên là trẻ Giêsu bé bỏng, mới sinh, trong tay không một tắc sắt, tự mình chưa làm được gì, mọi sự đều nương nhờ vào cha mẹ, vào người khác. Và bên kia là Hêrôđê, vua một đất nước, binh hùng, tướng mạnh, mọi sự ở trong tay ông ta, mà ông ta đang tìm mọi cách để giết Hài Nhi Giêsu cho bằng được. Sự sống mong manh đến chừng nào. Và ngày hôm nay, sự sống con người vẫn cứ mong manh như thế. Tôi muốn nói trước hết đến sự sống của hàng triệu thai nhi bị đe dọa hằng ngày, hằng giờ. Mới cách đây hai hôm, có  đại hội gia đình của TỔNG GIÁO PHẬN SÀI GÒN, tổ chức ở trong  Trung tâm mục vụ với chương trình rất phong phú. Trong đó, có một vở kịch ngắn diễn tả về tình trạng phá thai, sự giằng co giữa các thành viên trong một gia đình công giáo về vấn đề phá thai. Sau đó, ban tổ chức cho xem video clip một số hình ảnh về tình trạng phá thai ở Việt Nam. Tôi bỗng nhớ đến, ở trong Đại Hội Dân Chúa vừa rồi: Đức cha giáo phận Bắc Ninh, Ngài kể cho tôi nghe, trong  Giáo Phận Ngài cũng có một số đại biểu đi tham dự  đại hội, trong đó một bạn trẻ giáo lý viên.  Đại hội xong, Ngài hỏi bạn trẻ, đó là: Khi con dự  đại hội thì cái điều gì làm con ấn tượng nhất? Dạ,Thưa Đức Cha, con ấn tượng nhất, là con thấy có một ông bác sĩ và cũng là đại biểu, ông ấy lên đọc bài tham luận. Trong đó, ông ấy cho biết: Việt Nam mình bây giờ là cường quốc về phá thai, và còn tính ra rằng, cứ 6 giây thì có một bào thai bị dứt ra khỏi lòng mẹ, con sợ quá!!!  Anh chị em thấy Việt Nam mình giỏi chưa.
    Đừng tưởng rằng chỉ có người ngoài Công giáo, người Công giáo phá thai không ít đâu.
    Cách đây một năm, tôi đi giảng tĩnh tâm cho các  linh mục của giáo phận Đà lạt, tôi nghe Đức cha Đà Lạt lúc bấy giờ, bây giờ là Đức Tổng Giám Mục Hà Nội. Ngài nói với các linh mục: khi người giáo dân đi xưng tội phá thai, thì các cha giải tội, nhưng mà đồng thời khuyên người ta viết một lá thư gởi cho các Giám Mục giáo phận, để giúp cho người ta ý thức hơn về cái tội vạ về phá thai đó, nó trầm trọng. Tôi trở lại Sài Gòn, khi hướng dẫn lớp Thánh Kinh 100 tuần ở Trung tâm mục vụ, tôi kể cho các học viên nghe. Chỉ ngay sau đó thôi, tôi đã nhận được rất nhiều thư của nhiều người mẹ, nhiều phụ nữ. Những lá thư không chỉ thú tội về việc phá thai, mà cùng với việc thú tội đó là nói lên bao nhiêu trăn trở, bao nhiêu day dứt, bao nhiêu bất an trong tâm hồn. Cho nên, không chỉ là sự sống của thai nhi nó bị đe đọa, mà cả sự sống tinh thần của người mẹ bị tổn thương trầm trọng.
     Và cũng không chỉ là sự sống của các thai nhi. Ngày hôm nay, trên đất Sài Gòn này, chúng ta phải nói đến sự sống của bao nhiêu trẻ thơ vừa mới chào đời, nhưng đã bị cha mẹ, có lẽ vì hoàn cảnh khó khăn, cho nên vất vào bờ, bụi nào đấy. Mà con số đó, càng ngày càng gia tăng. Dù nếu hiểu sự sống, không chỉ là sự sống thể lý này, mà còn là sự sống đạo đức, sự sống tinh thần. Thì thưa anh chị em, anh chị em có cảm thấy cái  sự sống đạo đức và tinh thần đó nơi con cái mình bị đe dọa  không.
   Trong đại hội gia đình vừa rồi, có một người mẹ lên chia sẻ kinh nghiệm, kinh nghiêm đau đớn vì có một đứa con nghiện ma túy. May mắn mà có một cô bạn gái vẫn tiếp tục yêu thương, mà nhờ cô bạn gái đấy, mà anh bạn vượt qua được cơn ma túy. Có biết bao nhiêu gia đình ở Sài Gòn này, trong đó  không ít  gia đình công giáo, ngày hôm nay đang đau khổ về tình trạng đó. Cho nên, sự sống bị đe dọa ở đây,  không chỉ là sự sống thể lý này, mà còn là sự sống đạo đức, sự sống tinh thần.
    Sự sống ấy rất đỗi mong manh trong thời đại hôm nay. Bởi vì, người ta còn đang tìm cách hợp pháp hóa, bình thường hóa và tệ hơn nữa là nhân đạo hóa những chuyện hủy diệt đời sống. Hợp pháp hóa việc phá thai, coi rằng đó là việc hợp pháp, không có tội lỗi gì, xã hội nhìn nhận. Và như vậy, thì chỉ cổ võ việc phá thai thôi. Bình thường hóa việc phá thai, bởi vì khi con số phá thai trên đất nước này, mà hằng năm cả vài triệu, như vậy thì riết rồi người ta coi đó là chuyện bình thường. Mà đã bình thường, thì người khác làm, thì tôi cũng làm. Hơn thế nữa, người ta  muốn khoác cho nó một bộ mặt nhân đạo: Vợ chồng đã có hai đứa con rồi, đẻ thêm một đứa nữa làm sao nuôi nổi. Cho nên, phá là tốt nhất. Giết chết thai nhi để cho những người còn sống được sống, nhân đạo quá.
      Vậy cho nên, khi nhớ lại hình ảnh của Hài Nhi Giêsu, bị đe dọa khi đối diện với sức mạnh của Hêrôđê. Chúng ta phải nhìn vào tính mong manh của sự sống con người ngày hôm nay. Đặc biệt là của các thai nhi, của các hài nhi, nơi các bạn trẻ, sự sống trên mọi bình diện.
    Chính ở chỗ đó, mà chúng ta được mời gọi để nắm tay nhau, xây dựng nền văn hóa sự sống. Có nghĩa là,  một lối sống biết tôn trọng sự sống của tha nhân, từ khi đậu thai trong lòng mẹ cho đến khi nhắm mắt lìa đời. Anh chị em nhớ lại câu chuyện Tin Mừng Thánh Mát-Thêu kể: Khi sự sống của Hài Nhi Giêsu bị đe dọa như vậy, thì ai bảo vệ sự sống đó. Đức Mẹ, Thánh Giuse. Các Ngài  không vì sợ hãi trước sự đe dọa của Hêrôđê, mà buông con mình để chạy trốn, tìm đường sống cho riêng mình.  Không, các Ngài  không hành xử như vậy, các Ngài cũng  không có một tấc sắt trong tay, các Ngài  không có quyền lực trong tay. Vậy thì các Ngài dựa vào đâu, các Ngài dựa vào Lời Chúa thôi. Đức Mẹ thưa lời xin vâng từng giây, từng phút ; Thánh Giuse được Thiên Thần báo mộng, vâng Lời Chúa ngay và làm theo Lời Chúa.
    Có khi nhiếu anh chị em lấy làm tiếc rẻ, bảo Thánh Giuse thích thật, có gì khó khăn, có Thiên Thần hiện đến dậy dỗ. Giá mà mình cũng được như vậy, đang túng thiếu thế này, mà đêm ngủ Chúa cho thiên thần hiện đến, chỉ cho xem đánh số nào ngày mai thì đỡ quá. Thưa anh chị em, đừng nghĩ như thế, tội nghiệp cho Thánh Giuse. Đó là cách diễn tả của Thánh Kinh, diễn tả một tâm hồn đi sâu vào trong mối hiệp thông với Thiên Chúa, để có thể lắng nghe được tiếng nói của Ngài, và quảng đại đáp lại lời mời gọi của Chúa. Đức Mẹ Maria và Thánh cả Giuse của chúng ta xây dựng nền văn hóa sự sống như thế đấy. Bằng cách lắng nghe Lời Chúa và thi hành Lời Chúa. Bởi vì các Ngài xác tín rằng: Chỉ có Lời Chúa là tồn tại mãi. Còn những tư tưởng của con người, nay nó thế này, mai nó thế khác, nay thì người ta ca tụng, mai thì người ta lại hạ bệ. Chỉ có Lời Chúa là tồn tại mãi.
  Cũng trong  đại hội gia đình mới đây, có một cặp vợ chồng bác sĩ, dẫn một đứa con nhỏ lên làm chứng cho Chúa. Làm chứng về điều gì: Chị có thai, anh là bác sĩ, đi khám bệnh, người ta bảo là thôi phá đi, cái thai này nguy hiểm. Anh chị cũng hoang mang lắm, cuối cùng vợ chồng cầu nguyện và dứt khoát theo Lời Chúa, tôn trọng sự sống đến cùng. Bây giờ có đứa con. Đứa con mà người ta bảo là nguy hiểm đấy, bây giờ là một đứa trẻ rất đẹp đẽ. Cha  mẹ cùng với đứa con trên sân khấu, hát lời cầu nguyện mà họ nói là ngày nào họ cũng hát: Chúa là mục tử chăn dắt tôi.
   Khi tôi chứng kiến anh chị bác sĩ đó chia sẻ câu chuyện của đời họ. Tôi  không khỏi,  không nhớ lại một kinh nghiệm mà bản thân tôi có khi còn đi học ở nước ngoài. Có một cặp vợ chồng trẻ đến tâm sự với tôi, lấy nhau được một năm, bây giờ có thai, nhưng đi siêu âm, người ta bảo là quái thai, và người ta khuyên là phá thai. Về nhà nói chuyện với nhiều người trong gia đình, hầu như ai cũng ủng hộ phá thai như bác sĩ khuyên. Đôi vợ chồng đó đến hỏi tôi, tôi rất cảm thông nỗi âu lo, đau khổ của cặp vợ chồng trẻ. Nhưng thưa anh chị em, là linh mục, tôi vẫn nói với cặp vợ chồng đó rằng: sự sống là một quà tặng Chúa ban cho chúng ta. Vì thế, các bạn hãy đón nhận sự sống đó như quà tặng Chúa ban và phó thác mọi sự trong tay Chúa. Mấy năm sau, khi đã trở về nước, được có dịp quay lại Hoa Kỳ, tôi có đến thăm gia đình đó. Khi đến thăm gia đình đó, có một cháu gái nó chạy ra, con bé đẹp quá, xinh quá, dễ thương quá. Ba má nó bảo: Đấy con nhỏ mà hồi đó, chúng con nói chuyện với cha đó. Tôi thầm thĩ ở trong bụng: Chúa ơi, ngày đó ba má con  không  có can đảm để giữ lại, thì hôm nay làm gì thấy con đẹp đẽ như thế này ở đây, con làm gì có mặt trong cuộc đời này.
  Thưa anh chị em, như Đức Mẹ và Thánh Giuse, chúng ta được mời gọi để xây dựng nền văn hóa sự sống, bằng cách lắng nghe Lời Chúa, và làm theo Lời chúa, tôn trọng sự sống của con người ngay từ giây phút đậu thai cho đến khi nhắm mắt lìa đời, cho dù xã hội này có băng hoại đạo đức đến đâu đi nữa. Tôi hình dung ra hơn 100.000 anh chị em giáo dân của giáo hạt Tân Sơn Nhì này, mà nắm tay nhau và cương quyết  với nhau để sống cái tinh thần đó. Thì chắc chắn, nền văn hóa sự sống sẽ phát triển. Đó là cách thế chúng ta thể hiện tinh thần đổi mới trong Năm Thánh 2010.
 Thưa anh chị em, đã dài lắm rồi, tôi xin phép ngừng lại ở đây, trước khi ngừng, tôi muốn nói lại cái điều tôi nói trong  đại hội gia đình vừa qua. Nếu anh chị em hỏi: sau Đại Hội Dân Chúa thì tôi quan tâm đến điều gì nhất. Tôi thưa ngay, Tôi quan tâm tới hai điều: đó là hàng Linh mục và các gia đình. Trong Đại Hội Dân Chúa vừa rồi, có một điều làm các Giám Mục bất ngờ: Đó là các đại biểu nói rất nhiều về các linh mục. Cho nên trong sứ điệp của Đại Hội Dân Chúa mới có một câu mà trong bản phác thảo lúc đầu  không có, nhưng sau này có là vì các đại biểu góp ý rất nhiều, câu đó là: Hội Thánh Việt Nam muốn canh tân đổi mới thì phải bắt đầu từ hàng linh mục. Chúng tôi mong ước các linh mục Việt Nam, không chỉ là những người quản trị giỏi, nhưng trước hết  là người của Chúa, người thuộc về Chúa, gắn bó với Chúa trong cầu nguyện, để có thể trở nên những mục tử như lòng Chúa mong ước. Đồng thời, cùng với các linh mục là đời sống các gia đình công giáo.
          Cho nên muốn nói canh tân đổi mới gì, thì phải bắt đầu phải từ hàng linh mục, đồng thời từ đời sống  gia đình của anh chị em.  Không có các linh mục tốt lành,  không có những gia đình công giáo đạo đức, thì thưa anh chị em: kế hoạch với chương trình mục vụ có hay đến đâu đi nữa, có lẽ cũng chỉ là vô ích thôi. Thế cho nên, ở đây có anh em linh mục trong giáo hạt Tân Sơn Nhì, có anh chị em sống đời sống gia đình công giáo, cho phép tôi nói lên cái tâm tình đó.
          Và chúng ta ý thức rằng, cái công việc canh tân đổi mới  không chỉ là việc của con người, mà trước hết là việc của Chúa Thánh Thần. Cho nên, chúng ta cầu xin ơn Chúa Thánh Thần. Cầu xin ơn Chúa Thánh Thần để mình được soi sáng, mình nhận ra con đường mình phải đi. Và  không những thế, cầu xin ơn Chúa Thánh Thần để mình được ơn can đảm, để điều dịp tốt mà mình thấy phải làm thì mình có can đảm để thực hiện. Bởi lẽ, kinh nghiệm thực tế dạy chúng ta, có nhiều điều tốt mình biết phải làm mà vẫn cứ  không làm, và nhiều điều xấu biết rõ phải tránh mà vẫn cứ vui mà làm. Cho nên phải xin ơn Chúa Thánh Thần,  không những để được soi sáng, mà còn có can đảm để thực thi điều Chúa soi sáng cho chúng ta.
  Xin Chúa chúc lành cho tất cả cộng đoàn chúng ta, vì lòng đạo đức và những nỗ lực mà anh chị em cùng với các linh mục, tu sĩ có mặt ở đây góp phần để xây dựng Hội Thánh Chúa và xin Chúa giúp chúng ta, để mỗi người thực sự trở thành những tác viên tích cực, góp phần xây dựng nền văn hóa sự sống và văn minh tình thương. Amen.