Bấy giờ, ông Phê-rô đến gần Đức Giê-su mà hỏi rằng:
"Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần?
Có phải bảy lần không? " Đức Giê-su đáp: "Thầy không bảo là đến bảy lần,
nhưng là đến bảy mươi lần bảy." (Mt 18,21-22)
Nghệ thuật xin
lỗi
Bạn có lỡ lời hay làm gì ảnh hưởng đến danh dự, tổn hại đến tình cảm của người thân thì hãy nén lại sự kiêu hãnh mà thật lòng xin lỗi. Chần chừ để thời gian trôi qua, lỗi lầm ấy sẽ nhân đôi và sự giận dỗi oán hận của "đối phương" sẽ tăng theo dần. Lúc đó mọi quan hệ cũng như tình cảm của hai người sẽ bị đe dọa. Chính vì vậy bạn hãy...
* Xin lỗi càng sớm càng tốt
Nếu bạn đã biết hay làm điều gì sai, đừng để quá lâu rồi mới nói lời xin lỗi. Bạn không nên chần chừ hãy đợi đến lúc thích hợp mới xin lỗi mà phải nói ngay. Khi xin lỗi bạn không cần kiểu cách hay trau chuốt lời nói mà chỉ cần sự chân thành.
* Mặt đối mặt
Tùy theo từng hoàn cảnh nhưng nếu có thể, bạn nên xin lỗi mặt đối mặt là hay nhất. Nếu không bạn có thể dùng nhiều phương cách khác nhau như gọi điện thoại, viết mail, gởi hoa… Bằng cách này người bị tổn thương sẽ cảm thấy đỡ hơn rất nhiều do sự chân thành của bạn và do sự trung thực của bạn.
* Chân thành lắng nghe
Bạn đã làm điều lỗi với "đối phương", nay bạn chịu nhận lỗi và lắng nghe sự giận dữ một cách chân thành. Hãy để "đối phương" nói ra hết suy nghĩ, bực bội oán giận và rồi mọi thứ sẽ sớm được giải quyết. Bạn không nên mất kiên nhẫn khi nghe hay tỏ thái độ nóng lòng.
* Cử chỉ đẹp tiếp theo sau
Nếu bạn nghĩ rằng việc gởi thiệp, hoa hay kẹo tiếp sau đó có thể giúp "đối phương" vui hơn… thì bạn cứ tiếp tục làm. Việc này có ý nghĩa hơn nếu bạn trực tiếp mang hoa, quà tặng đến cho họ.
* Không vội vàng
Thật là khó để bắt "đối phương" chịu tha lỗi cho bạn ngay được vì nó còn tùy thuộc vào việc họ cảm thấy bị lỗi ít hay nhiều. Nó đòi hỏi phải có thời gian cho họ tha lỗi và quên đi. Bạn không nên tạo áp lực cho họ khi họ chưa thật sự sẵn sàng. Trong những khoảng thời gian này điều cần thiết ở bạn chính là sự chân thành. Bạn đã làm một điều sai vậy hãy chờ thời gian để chúng phai nhạt dần.
“Thư gửi
con”
“Ngày bố
mẹ già đi, con hãy cố gắng kiên nhẫn và hiểu cho bố mẹ. Nếu như bố mẹ ăn uống rớt
vung vãi... Nếu như bố mẹ gặp khó khăn ngay cả đến cái ăn cái mặc... Xin con
hãy bao dung!
Con hãy
nhớ những ngày, giờ mà bố mẹ đã trải qua với con, để dạy cho con bao điều lúc
thuở bé.
Nếu như bố
mẹ cứ lập đi lập lại hàng trăm lần mãi một chuyện, thì đừng bao giờ cắt đứt lời
bố mẹ... mà hãy lắng nghe!
Khi con
còn ấu thơ, con hay muốn bố mẹ đọc đi đọc lại mãi một câu truyện hằng đêm cho đến
khi con đi vào trong giấc ngủ... và bố mẹ đã làm vì con.
Nếu như bố
mẹ không tự tắm rửa được thường xuyên, thì đừng quở trách bố mẹ và đừng nên cho
đó là điều xấu hổ.
Con hãy
nhớ... lúc con còn nhỏ, bố mẹ đã phải viện cớ bao lần để vỗ về con trước khi tắm.
Khi con
thấy sự ít hiểu biết của bố mẹ trong đời sống văn minh hiện đại ngày hôm nay, đừng
thất vọng mà hãy để bố mẹ thời gian để tìm hiểu.
Bố mẹ đã
dạy dỗ con bao điều... từ cái ăn, cái mặc cho đến bản thân và phải biết đương đầu
với bao thử thách trong cuộc sống.
"Ngày bố mẹ già đi, con hãy cố gắng kiên nhẫn
và hiểu cho bố mẹ."
Nếu như bố
mẹ có đãng trí hay không nhớ hết những gì con nói... hãy để bố mẹ đôi chút thời
gian để suy ngẫm lại và nhỡ như bố mẹ không tài nào nhớ nổi, đừng vì thế mà con
bực mình mà tức giận... vì điều quan trọng nhất đối với bố mẹ là được nhìn con,
đưọc gần bên con và được nghe con nói, thế thôi!
Nếu như bố
mẹ không muốn ăn, đừng ép bố mẹ!... vì bố mẹ biết khi nào bố mẹ đói hay không.
Khi đôi
chân của bố mẹ không còn đứng vững như xưa nữa... hãy giúp bố mẹ, nắm lấy tay bố
mẹ như thể ngày nào bố mẹ đã tập tềnh con trẻ những bước đi đầu đời.
Và một
ngày như một ngày sẽ đến, bố mẹ sẽ nói với con rằng... bố mẹ không muốn sống, bố
mẹ muốn từ biệt ra đi.
Con đừng
oán giận và buồn khổ... vì con sẽ hiểu và thông cảm cho bố mẹ khi thời gian sẽ
tới với con.
Hãy cố hiểu
và chấp nhận, đến khi về già, sống mà không còn hữu ích cho xã hội mà chỉ là
gánh nặng cho gia đình!... và sống chỉ là vỏn vẹn hai chữ "sinh tồn".
Một
ngày con lớn khôn, con sẽ hiểu rằng, với bao sai lầm ai chẳng vướng phải, bố mẹ
vẫn bỏ công xây dựng cho con một con đường đi đầy an lành.
Con đừng
nên cảm thấy xót xa buồn đau, đừng cho rằng con bất lực trước sự già nua của bố
mẹ.
Con chỉ cần
hiện diện bên bố mẹ để chia sẻ những gì bố mẹ đang sống và cảm thông cho bố mẹ,
như bố mẹ đã làm cho con tự khi lúc con chào đời.
Hãy giúp
bố mẹ trong từng bước đi vào chiều...
Hãy giúp
bố mẹ trong phút sống còn lại trong yêu thương và nhẫn nại...
Cách
duy nhất còn lại mà bố mẹ muốn cảm ơn con là nụ cười và cả tình thương để lại
trong con.
Thương
con thật nhiều...
Bố
mẹ..."
Tác
giả: Pierre Antoine (Việt kiều Pháp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét