(TNO) Sáng nay 21.8, nguồn tin Thanh Niên Online cho biết, Cơ
quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thực hiện lệnh bắt ông Nguyễn
Đức Kiên, người được giới mộ điệu bóng đá biết đến với biệt danh
“bầu Kiên” hay “Kiên đầu bạc”.
Việc bắt giữ
ông Kiên được cho là có liên quan đến các hoạt động kinh tế và được
thực hiện từ 17 giờ chiều qua 20.8.
|
Cơ quan cảnh sát điều tra cũng đã thực hiện
lệnh khám xét nhà riêng ông Kiên tại P.Quảng An, Q.Tây Hồ. Một cán bộ
công an phường này cho hay, việc khám xét được thực hiện gần 3 giờ
đồng hồ, từ 17 giờ 30 phút cho đến 20 giờ 30 phút.
Sáng nay 21.8, Cơ quan CSĐT đã có văn bản thông báo ông Nguyễn Đức Kiên không tham gia
điều hành quản lý Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB). Việc ông Kiên bị
bắt có liên quan đến hành vi kinh doanh trái phép theo điều 159 Bộ luật Hình
sự.
Trước đó, Cơ quan CSĐT - Bộ Công an đã nhận được đơn
thư khiếu nại tố cáo vi phạm pháp luật xảy ra tại 3 công ty gồm: Công ty cổ
phần đầu tư thương mại B&B, Công ty Cổ phần đầu tư ACB Hà Nội, Công ty
Trách nhiệm hữu hạn đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội.
Theo tìm hiểu của VnExpress, Công ty đầu tư
ACB Hà Nội hoạt động kinh doanh chủ yếu là bất động sản, chế tác, trang sức.
Công ty cổ phần đầu tư thương mại B&B hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây
dựng dân dụng công nghiệp, nhà ở. Công ty TNHH đầu tư tài chính Á châu Hà Nội
đăng ký kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống, xây dựng và kinh doanh sân
golf.
* Tại phiên chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội
chiều nay 21.8, trả lời đại biểu Đỗ Văn Đương về việc về việc bắt giữ
ông Nguyễn Đức Kiên có liên quan và ảnh hưởng gì đến hoạt động các ngân hàng
không, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN Nguyễn Văn Bình cho biết: "Ngân
hàng Nhà nước chỉ nhận được văn bản của Bộ Công an về việc bắt giữ ông Nguyễn
Đức Kiên với nội dung thành lập 3 công ty (có kể tên 3 công ty) kinh doanh trái
phép nên bị bắt giữ tạm giam".
Ông Nguyễn Văn Bình giải thích thêm: "Riêng về
nhân thân, ông Nguyễn Đức Kiên là nguyên Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng
TMCP Á Châu (ACB). Đây là hội đồng do Ngân hàng ACB tự lập ra chứ theo luật thì
về cơ cấu tổ chức tín dụng không có hội đồng nào như vậy. Hiện nay, ông Kiên
không tham gia HĐQT cũng như không tham gia điều hành Ngân hàng ACB nên việc
bắt giữ ông Kiên không ảnh hưởng gì đến hoạt động của Ngân hàng ACB. Tuy nhiên
để đảm bảo an toàn cho hệ thống, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo đầy đủ các biện
pháp hỗ trợ cho Ngân hàng ACB để đảm bảo thanh khoản nếu có hiện tượng rút tiền
hàng loạt".
* Lúc 15 giờ chiều nay (21.8), trao đổi với Thanh Niên Online về tình hình hoạt động của
ACB trong ngày 21.8 sau khi thông tin ông Nguyễn Đức Kiên - nguyên Phó chủ tịch
HĐQT, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB bị bắt, ông Nguyễn Thanh Toại -
Phó tổng giám đốc ACB, người phát ngôn chính thức của ACB cho biết: Các hoạt
động kinh doanh của ACB vẫn diễn ra bình thường.
Ông Toại khẳng định: "Đây là việc cá nhân của ông
Nguyễn Đức Kiên. Hiện nay ông Nguyễn Đức Kiên không còn giữ chức vụ gì tại ACB
và chỉ là cổ đông nhỏ".
* Được biết, ông Lý Xuân Hải - Tổng giám đốc ACB -
được cơ quan công an mời lên trong ngày. Điều này có liên quan gì đến hoạt động
của ACB hay không thưa ông?
Ông Nguyễn Thanh Toại: Từ chiều tối 20.8, ông Lý Xuân
Hải đã có làm việc với cơ quan công an. Cụ thể làm việc gì thì đến nay chúng
tôi vẫn chưa biết. Điều này không ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Các
hoạt động tại ACB vẫn diễn ra bình thường và hiện nay chúng tôi vẫn cho xe chở
tiền đến những điểm giao dịch trong hệ thống để đáp ứng nhu cầu của người dân.
Ngân hàng ACB vẫn hoạt động bình thường dù ông Hải vắng mặt.
* ACB đã có kịch bản nào trong trường hợp người dân
rút tiền, thưa ông?
Ông Nguyễn Thanh Toại: Sáng nay ACB có quyết định tạm
ngưng giải ngân cho các hợp đồng vay vốn để chuẩn bị trong trường hợp người dân
có rút tiền thì ngân hàng cũng có nguồn đáp ứng thanh khoản. Đối với những sổ
tiết kiệm đến hạn rút, ACB giải quyết ngay. Riêng đối với những sổ tiết kiệm
chưa đến hạn, ACB có hẹn lại khách hàng vài ngày sau đến nhận tiền. ACB vẫn đảm
bảo thanh khoản của hệ thống.
** Sáng 21.8, phóng viên Thanh Niên Online đã có mặt tại ngôi biệt thự, nơi gia đình ông Nguyễn Đức Kiên ở để
tìm hiểu thông tin.
Ngôi biệt thự bề thế này nằm phía cuối ngõ 27 đường
Xuân Diệu, sát ven Hồ Tây. Xung quanh ngôi nhà, lúc nào cũng vài nhân viên bảo
vệ đứng gác.
Theo người dân ở khu vực này, gia đình ông Kiên sống khép kín, ít có sự giao lưu quan hệ với hàng xóm làng giềng. Nhiều người hàng xóm chưa hay biết ông Kiên đã bị cơ quan công an bắt giữ.
Theo người dân ở khu vực này, gia đình ông Kiên sống khép kín, ít có sự giao lưu quan hệ với hàng xóm làng giềng. Nhiều người hàng xóm chưa hay biết ông Kiên đã bị cơ quan công an bắt giữ.
Sáng qua 20.8, nhiều người hàng xóm vẫn thấy ông Kiên
đi làm trên chiếc ô tô Mercerdes sang trọng.
* Ông Nguyễn Đức Kiên sinh năm 1964, lớn lên tại Gia Lâm, Hà Nội. Năm 1980, ông thi đậu vào Đại học Kỹ thuật Quân sự. Năm 1981-1985, ông được chọn đi du học tại Hungary. Từ năm 1985-1993 là cán bộ Tổng công ty Dệt may Việt Nam.
Năm 1994, ông Kiên tham gia vào xây dựng ACB, sau đó
là Phó chủ tịch HĐQT trước khi chuyển thành Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB.
Đến trước khi thôi làm thành viên HĐQT của ACB, vợ
chồng Nguyễn Đức Kiên và ba em của ông nắm giữ 9,71% cổ phần của ACB, trong đó,
ông Kiên nắm giữ 3,75% và bà Đặng Ngọc Lan - vợ ông Kiên - nắm giữ 4,11%.
Ngoài lĩnh vực ngân hàng, ông Kiên là người khá nổi
danh trong lĩnh vực bóng đá, với biệt danh “bầu Kiên”, là một trong những người
khởi xướng sự thành lập của Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt
Nam. Bên cạnh đó, bầu Kiên còn mở công ty để đầu tư vào nhiều lĩnh
vực khác.
"Bầu" Kiên bị bắt, lo cho CLB Bóng đá Hà Nội
Trao đổi với chúng tôi về việc “bầu” Kiên bất ngờ bị bắt giữ, Chủ tịch
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) Nguyễn Trọng Hỷ cho biết, điều ưu tiên cần
giải quyết nhất hiện nay là tìm hiểu tương lai của hai CLB Bóng đá Hà Nội và
Trẻ Hà Nội.
“Thường trực VFF sẽ hội ý khẩn với một vài thành viên Hội đồng quản trị
VPF về sự việc của "bầu" Kiên. Điều ưu tiên cần giải quyết nhất là
tìm hiểu tương lai của hai CLB Bóng đá Hà Nội và Trẻ Hà Nội có bị ảnh hưởng
gì hay không. Nếu có, sẽ có thông tin cụ thể và tìm hướng giải quyết tốt nhất
để tạo nên sự an tâm cho ban huấn luyện, cầu thủ hai đội bóng này và người
hâm mộ bóng đá thủ đô”, ông Nguyễn Trọng Hỷ cho biết.
Khi chúng tôi gọi điện cho các cầu thủ ở CLB bóng đá Hà Nội (HN), hầu hết
đều cho biết sáng nay toàn đội liên tục gọi điện cho nhau để nói chuyện về
việc "bầu" Kiên bị bắt. Tất cả đều rất bất ngờ và cảm thấy lo lắng
khi biết tin không hay về ông chủ đội bóng của mình.
Một cầu thủ của CLB Bóng đá Hà Nội (xin được giấu tên) hỏi ngược lại
chúng tôi rằng, liệu tương lai CLB và các cầu thủ có bị ảnh hưởng nhiều vì sự
kiện này, liệu CLB có bị giải tán hay không?
Các thành viên ban huấn luyện CLB Bóng đá Hà Nội cũng không khỏi lo lắng
vì lâu nay mọi việc từ A đến Z của đội bóng đều do ông Nguyễn Đức Kiên
quyết, nên khi ông bầu này bị bắt, thì không biết hỏi ai. "Rất may mùa
giải 2012 đã khép lại, các cầu thủ đang nghỉ tự do nên họ cũng chưa phải lo
lắng nhiều", một thành viên trong ban huấn luyện CLB Bóng đá Hà Nội cho
biết. (Thành Thắng - Minh Châu)
Chủ tịch HĐQT VPF Võ Quốc Thắng: Ông Kiên bị bắt không ảnh hưởng đến VPF
Chủ tịch Công ty cổ phần Bóng đá Việt Nam (VPF) Võ Quốc Thắng cho rằng,
hoạt động của VPF sẽ không bị ảnh hưởng do Phó chủ tịch Nguyễn Đức Kiên bị
bắt.
Trao đổi với Thanh Niên vào lúc 14 giờ chiều nay 21.8, ông Võ Quốc
Thắng nói rằng ông rất bất ngờ trước thông tin ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt.
Ông Thắng cho biết: "Việc ông Kiên bị bắt sẽ không ảnh hưởng lớn đến
VPF. Công ty VPF hoạt động trên phương thức đại hội đồng cổ đông với số vốn
trên 30 tỉ, với 28 CLB bóng đá và Liên đoàn bóng đá. Đại hội ngày 14.12.2011
đã bầu ra 9 thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT), trong đó có ông Kiên.
Sau đó, HĐQT đã chọn ông Phạm Ngọc Viễn làm tổng giám đốc và là người đại
diện pháp luật cho công ty, thay mặt công ty điều hành tất cả các hoạt động
của VPF trên tinh thần tuân thủ các quy chế và điều lệ của công ty".
Và trả lời về câu hỏi "VPF có tổ chức họp báo vào chiều nay hay
không", ông Thắng trả lời là chưa. (T.N)
|
Điều
159 Bộ luật Hình sự - Tội kinh doanh trái phép
1.
Người nào kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với
nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp
pháp luật quy định phải có giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt cải tạo
không giam giữ đến hai năm:
a)
Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về
một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 160,
161, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa
được xoá án tích mà còn vi phạm;
b)
Hàng phạm pháp có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng.
2.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba tháng
đến hai năm:
a)
Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
b) Mạo nhận một tổ chức không có thật; c) Hàng phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên; d) Thu lợi bất chính lớn.
3.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu
đồng.
(Trích:
Bộ luật Hình sự 1999)
|
Nhóm PV
TNO
Khởi tố bị can, bắt giam "trùm" Kiên
22/08/2012 3:15
Hôm qua 21.8,
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an cho biết đã thực hiện quyết định khởi tố
bị can, bắt tạm giam Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó chủ tịch HĐQT, Phó chủ tịch
Hội đồng sáng lập Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) về hành vi kinh
doanh trái phép theo điều 159, BLHS.
Quyết định khởi tố bị can và khám xét được cơ quan
cảnh sát điều tra tống đạt thực hiện vào lúc 17 giờ ngày 20.8 tại nhà riêng của
ông Kiên ở ngõ 27, Xuân Diệu, P.Quảng An, Q.Tây Hồ, TP.Hà Nội. Sau gần 3 tiếng
đồng hồ khám xét, cơ quan chức năng đã thu giữ nhiều tài liệu và một ổ cứng máy
tính.
Trong ngày hôm qua, Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước
đã phát đi thông báo khẳng định, ông Nguyễn Đức Kiên không tham gia quản lý,
điều hành Ngân hàng ACB nên việc bắt giữ bị can này không ảnh hưởng đến hoạt
động của ngân hàng.
Vi phạm pháp luật xảy ra tại 3 công ty
Bị can Nguyễn Đức Kiên năm nay 48 tuổi được biết đến
với biệt danh “bầu” Kiên hay Kiên “đầu bạc” khi là chủ của hai CLB bóng đá Hà
Nội và Trẻ Hà Nội. Đồng thời ông còn là Phó chủ tịch Công ty cổ phần bóng đá
Việt Nam (VPF). Việc ông bị khởi tố, bắt tạm giam đã thu hút sự quan tâm lớn
của dư luận đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và thể thao.
Tuy nhiên, trước khi có tên tuổi trong làng thể thao,
Nguyễn Đức Kiên đã được coi là đại gia trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Không chỉ ở Ngân hàng ACB, ông Kiên còn là cổ đông lớn của nhiều ngân hàng
thương mại cổ phần. Ngoài ra, còn mở rộng đầu tư trong nhiều lĩnh vực khác như
bất động sản, du lịch… Năm 2010, ông Kiên được xếp hạng là một trong những
người giàu nhất Việt Nam với khối tài sản khoảng hơn 800 tỉ đồng.
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an cho biết đã nhận
được một số đơn thư khiếu nại, tố cáo về các vi phạm pháp luật xảy ra tại 3
công ty do ông Kiên làm Chủ tịch HĐQT gồm: Công ty CP đầu tư thương mại
B&B, Công ty CP đầu tư ACB Hà Nội và Công ty TNHH đầu tư tài chính Á Châu.
Qua điều tra, xác minh, cơ quan điều tra xác định ông Kiên có một số hành vi vi
phạm pháp luật nên đã khởi tố vụ án hình sự số 8 ngày 20.8.2012 về hành vi kinh
doanh trái phép. “Hoạt động của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an là bình
thường, chỉ liên quan đến vi phạm của 3 công ty nói trên do Nguyễn Đức Kiên làm
chủ tịch HĐQT”, văn bản Bộ Công an nêu rõ.
Ông Nguyễn Thanh Toại - Phó tổng giám đốc ACB - cho
biết trước đây, ông Kiên có tên trong Hội đồng sáng lập nhưng hội đồng này đã
giải thể cách đây 3 tháng. Hiện nay, ông Kiên chỉ là cổ đông bình thường của
ACB (không phải cổ đông lớn) và không nắm chức vụ gì trong ACB. Hoạt động của
ACB vẫn diễn ra bình thường.
Nhiều tình tiết chưa được tiết lộ
Một trong những câu hỏi được dư luận đặt ra ngay sau
khi ông Kiên bị khởi tố về hành vi kinh doanh trái phép là kinh doanh mặt hàng
gì? Tuy nhiên để phục vụ công tác điều tra, cho đến cuối ngày hôm qua Cơ quan
Cảnh sát điều tra, Bộ Công an vẫn chưa công bố chi tiết những hành vi sai phạm
cụ thể của bị can này.
Trong khi đó, theo ghi nhận của Thanh Niên, cả
ba doanh nghiệp do ông Kiên làm chủ tịch HĐQT xảy ra kinh doanh trái phép bị
khởi tố trong vụ án này đều có trụ sở tại TP.Hà Nội, với cơ sở vật chất bề thế.
Trong đó Công ty CP đầu tư thương mại B&B có địa chỉ tại phố Lương Sử C,
P.Văn Chương, Q.Đống Đa, được cấp phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực: xây
dựng dân dụng công nghiệp, xây dựng nhà ở, kho bãi đỗ xe. Công ty CP đầu tư ACB
Hà Nội và Công ty TNHH đầu tư tài chính Á Châu đều có trụ sở tại số 57B Phan
Chu Trinh, Q.Hoàn Kiếm, hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực: bất động sản,
nhà hàng ăn uống, xây dựng và kinh doanh sân golf; xây dựng giao thông, cầu
đường, dân dụng và công nghiệp. Tại địa chỉ này cũng là nơi hoạt động của Công
ty chứng khoán ACB và chi nhánh Ngân hàng ACB. Cho đến chiều qua, cả ba doanh nghiệp
này vẫn hoạt động bình thường không có biểu hiện đình trệ khi chủ tịch HĐQT bị
bắt.
Nhiều nguồn tin cho Thanh Niên biết, hành vi vi phạm
pháp luật của bị can Nguyễn Đức Kiên là mở sàn vàng trái phép, ngoài ông Kiên
còn một số người khác liên quan cũng bị bắt giữ. Tuy nhiên, thông tin này chưa
được các cơ quan tố tụng xác nhận.
Theo điều 159 bộ luật Hình sự về tội kinh doanh trái phép:
1. Người nào kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không
đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong
trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép thuộc một trong các trường
hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc
phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm:
a) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này
hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158,
160, 161, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của bộ luật này,
chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Hàng phạm pháp có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm
triệu đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba
tháng đến hai năm:
a) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức.
b) Mạo nhận một tổ chức không có thật.
c) Hàng phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên.
d) Thu lợi bất chính lớn.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi
triệu đồng.
|
Trụ
sở Công ty CP đầu tư ACB Hà Nội và Công ty TNHH đầu tư tài chính Á Châu Hà
Nội do ông Nguyễn Đức Kiên làm chủ tịch HĐQT đều nằm trong tòa nhà 57B Phan
Chu Trinh. Riêng trụ sở Công ty CP đầu tư thương mại B&B, theo đăng ký là
tại số 63 Lương Sử C (P.Văn Chương, Q.Đống Đa, Hà Nội), nhưng khi chúng tôi
đến đây thì lại là trụ sở Công ty tin học Á Châu vẫn đang hoạt động bình
thường.
|
Ngân hàng Nhà nước VN: Ông Nguyễn Đức Kiên bị khởi tố tội
“kinh doanh trái phép”
>> Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trả lời chất vấn
>> Chỉ số VN-Index giảm
>> Giá vàng SJC tăng mạnh
>> Chủ tịch HĐQT VPF: Ông Kiên bị bắt không ảnh hưởng đến VPF
>> "Bầu" Kiên bị bắt, lo cho CLB Bóng đá Hà Nội
>> Làng bóng đá “giật mình” nghe tin bầu Kiên bị bắt
>> Ngân hàng ACB đảm bảo thanh khoản
>> Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trả lời chất vấn
>> Chỉ số VN-Index giảm
>> Giá vàng SJC tăng mạnh
>> Chủ tịch HĐQT VPF: Ông Kiên bị bắt không ảnh hưởng đến VPF
>> "Bầu" Kiên bị bắt, lo cho CLB Bóng đá Hà Nội
>> Làng bóng đá “giật mình” nghe tin bầu Kiên bị bắt
>> Ngân hàng ACB đảm bảo thanh khoản
Hoài
Nam
Triệu
tập Tổng giám đốc Ngân hàng ACB
Liên
quan đến việc ông Kiên bị bắt, sáng 21.8, Cơ quan CSĐT, Bộ Công an đã triệu tập
ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng ACB, đến trụ sở Cơ quan CSĐT thường
trực phía nam làm việc.
Theo
thông tin của Thanh Niên, ông Hải có mặt lúc 8 giờ sáng và được đưa ngay vào
phòng làm việc với tổ công tác do đích thân đại tá Nguyễn Trọng Long, Phó cục
trưởng Cục CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (C46) Bộ Công
an, bay từ Hà Nội vào. Một cán bộ C46 cho biết, C46 triệu tập ông Hải lên làm
việc là rất bình thường, để làm rõ một số vấn đề liên quan đến ông Nguyễn Đức
Kiên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét