Phụ Mẫu Của Đức Trinh Nữ Maria
Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: "Mắt anh em thật có
phúc vì được thấy, tai anh em thật có phúc, vì được nghe. Quả thế,
Thầy bảo thật anh em, nhiều ngôn sứ và nhiều người công chính đã mong mỏi thấy
điều anh em đang thấy, mà không được thấy, nghe điều anh em đang nghe, mà không
được nghe. (Mt 13,16-17)
Cuốn ngụy thư "Phúc âm thánh Giacôbê", một văn nguồn
vào thế kỷ thứ II, có nhiều chỉ dẫn liên quan đến cha mẹ và cuộc đời thơ ấu của
Đức Trinh nữ. Những chỉ dẫn này rất giống câu chuyện về tuổi trẻ của Samuel
trong sách ISm 1-2. Các học giả cho rằng chúng chỉ cho là một sự bắt chước,
chính danh xưng Anna cũng không có gì chắc chắn vì nó trùng với tên mẹ tiên tri
Samuel.
Dường như khuôn mặt Gioakim cũng dựa một phần vào người chồng
của Suzana trong sách Daniel 13. Cần phải nhớ rằng thánh Luca khi dùng những
chương sách ISm làm khung cho bản tường thuật về cuộc sinh hạ và tuổi trẻ của
thánh Gioan Tẩy giả, Ngài đã cẩn thận dùng sự kiện lịch sử để bảo đảm sự sống
đời này.
Tuy nhiên nét đẹp của câu chuyện, như hầu hết các truyện thần
thoại khác, đều có giá trị biểu trưng của nó, truyện kể rằng ông bà Gioakim và
Anna son sẻ. Đây là một thử thách lớn lao đối với các Ngài. Nhưng một thiên
thần đã báo cho biết họ sinh một con trẻ, họ sẽ đặt tên là Maria và cung hiến
cho Thiên Chúa. Nếu các Ngài chọn đau khổ là vì mọi đóng góp vào công cuộc cứu
rỗi đều bao hàm sự chia sẻ thánh giá với Chúa Kitô.
Đàng khác, sự son sẻ của Anna gợi lên chủ đề quen thuộc trong
Cựu ước, theo đó con trẻ là quà tặng của Thiên Chúa. Điều này được nhấn mạnh
đặc biệt trong truyền thống về các tổ phụ Isaac, Giacob và Giuse về quan án
Samson và tiên tri Samuel. Các Ngài đều sinh ra bởi các bà mẹ không có hy vọng
sinh con. Định mệnh của Thiên Chúa chỉ bởi Thiên Chúa mà thôi.
Người Israel chân chính viết rằng mình không thể tự mãn được và
phải tùy thuộc vào sáng kiến của Thiên Chúa. Huyền thoại đặt cuộc sinh hạ của
Đức trinh Nữ Maria vào dòng tư tưởng này như cao điểm của chủ đề và sự bất lực
của con người trước uy quyền của Thiên Chúa.
Việc tôn sùng thánh Anna có từ thế kỷ thứ VI bên Đông phương vào
đầu thế kỷ VIII bên Roma. Cuối thời Trung Cổ, lòng sùng kính lan rộng khắp Au
Châu. Dường như năm 1382 do sự khẩn nài của nước Anh, lễ kính Ngài lần đầu tiên
được mừng hàng năm. Nhưng chỉ mới từ hai thế kỷ gần đây lễ này mới được ghi vào
lịch chung Roma.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét