Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013

Hành trình rời Việt Nam của 11 kg chất phóng xạ

Khối hàng đặc biệt chuyển từ Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt đến căn cứ không quân Biên Hòa được giám sát về an ninh và kỹ thuật kỹ lưỡng từng giây phút, cuối cùng lên máy bay quân sự Nga một cách an toàn. 


 106 thanh nhiên liệu uranium đã qua sử dụng có mức làm giàu cao được vận chuyển hôm qua từ lò phản ứng ở Đà Lạt về sân bay Biên Hòa để từ đó về Nga, theo đúng các thỏa thuận về sử dụng hạt nhân vì mục đích hòa bình mà Việt Nam đã ký với các đối tác quốc tế. Trong ảnh, một sĩ quan chỉ huy của lực lượng an ninh Việt Nam ra chỉ thị trước khi hộ tống xe chở uranium làm giàu.


Thùng đặc chủng đựng các thanh nhiên liệu được chứa trong container này. Nhân viên Phòng thí nghiệm quốc gia Idaho, Igor Bolshinsky, đo nồng độ phóng xạ từ xe tải chở hạt nhân làm giàu cấp độ cao ở Đà Lạt.




Xe container chở lượng uranium làm giàu cấp độ cao cuối cùng của Việt Nam lăn bánh rời Đà Lạt với sự hộ tống của một đoàn xe cả phía trước lẫn phía sau.



Chiếc container đi qua vùng đồng quê Việt Nam. Tiến sĩ Nguyễn Nhị Điền, Viện trưởng Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt cho biết lực lượng chức năng phải huy động 1.000 công an, bộ đội bảo vệ dọc tuyến đường, 30 xe hộ tống trước và sau chiếc container chở uranium.


Xe tải đi qua một ngôi làng, với sự hộ tống của cảnh sát.

Xe đến Biên Hòa.

Xe container chứa uranium làm giàu đến căn cứ không quân Biên Hòa.

Máy bay chở hàng của Nga đã sẵn sàng đón nhận thùng uranium để chở đến Nga.


Thùng đựng chất phóng xạ uranium. Các thanh nhiên liệu được cho vào thùng thép chuyên dụng nặng 10 tấn, sau đó chiếc thùng này được bao thêm một lớp vỏ thép 5 tấn trước khi niêm chì. Trong ảnh, một công nhân Czech làm việc với chiếc thùng đặc biệt.

Tiến sĩ Điền cho biết, để chuẩn bị cho việc trao trả uranium đợt cuối cùng này, Cộng hòa Czech cho Việt Nam mượn những thiết bị, dụng cụ chuyên dụng phục vụ việc di dời, vận chuyển.



Chiếc thùng xanh da trời cuối cùng được đặt lọt thỏm trong một thùng bảo vệ.


Các nhân viên cơ quan An toàn và An ninh Hạt nhân Quốc gia Mỹ theo dõi việc đưa thùng chứa vào một khối bảo vệ bằng thép nặng 20 tấn, sau đó đưa cả khối này lên máy bay.


Công nhân đưa chiếc thùng chứa lớn được thiết kế đặc biệt, an toàn khi bay vào máy bay chở hàng.


Thùng container đặc biệt chuẩn bị hồi hương về Nga. Đây là chuyến vận chuyển uranium giàu mức độ cao HEU cuối cùng từ Việt Nam, hoàn tất chương trình chuyển trả. Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã hoạt động ổn định với nguyên liệu uranium làm giàu mức độ thấp, LEU. HEU có thể trở thành nguyên liệu để sản xuất bom hạt nhân, còn LEU thì không. Chương trình thành công đã khẳng định quan điểm sử dụng nguyên liệu hạt nhân vì mục đích hòa bình của nước Việt Nam.


Thứ năm, 4/7/2013 15:00 GMT+7


















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét