Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Thánh Anphongsô Maria Liguori, Giám mục Tiến sĩ Hội Thánh


“Ngươi làm gì ở thế gian này ?”
“Lạy Chúa này con đây, xin hãy làm nơi con điều đẹp lòng Chúa. Con là gì và con có chi, con xin hiến dâng để phụng sự Chúa”.

Mẹ Thánh Alphongsô Maria Liguori rất đạo hạnh nghĩ: "Các ân huệ tốt đẹp nhất sẽ chẳng có giá trị gì nếu không hướng về Chúa. Người lãnh nhiều phải trả nhiều."

Trích  Tin Mừng hôm nay:
"Nước Trời lại còn giống như chuyện chiếc lưới thả xuống biển, gom được đủ thứ cá.48 Khi lưới đầy, người ta kéo lên bãi, rồi ngồi nhặt cá tốt cho vào giỏ, còn cá xấu thì vứt ra ngoài.49 Đến ngày tận thế, cũng sẽ xảy ra như vậy. Các thiên thần sẽ xuất hiện và tách biệt kẻ xấu ra khỏi hàng ngũ người công chính,50 rồi quăng chúng vào lò lửa. Ở đó, chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng. (Mt 13,47-50)
Thánh Alphongsô Maria Liguori sinh ngày 27 tháng 9 năm 1696 tại Marinella gần Naples và là con trưởng trong 7 anh em.
Alphongsô thành công rất sớm trên cùng đời: 17 tuổi Ngài đậu bằng tiến sĩ luật khoa cả về giáo luật lẫn dân luật và đã bắt đầu hành nghề luật sư. Năm 1723, trong một vụ kiện, Ngài thất bại, bỏ nghề, Ngài nói: “Ôi thế gian, ta đã biết ngươi. Hỡi pháp đình, ngươi sẽ không còn gặp ta nữa”.
Ngài tìm đường sống và dấn thân cho công cuộc bác ái. Một ngày kia, đang khi thăm viếng các bệnh nhân trong một nhà thương, Ngài nghe hỏi:
Nhìn chung quanh Ngài không thấy ai, nhưng Ngài vẫn nghe hỏi một lần nữa. Vào một nguyện đường dâng kính Đức Mẹ từ bi gần đó, Ngài hứa sẽ gia nhập dòng giảng thuyết và làm linh mục. Đặt thanh gươm trên bàn thờ Ngài nói:
Năm 1726, Ngài thụ phong linh mục.
Thánh nhân rao giảng khắp vương quốc Naples. Cha Ngài giận dữ quyết không chịu nghe. Ngày kia ông vào một thánh đường, đúng lúc con ông đang thuyết giảng. Thoạt đầu ông giận dữ, nhưng rồi dần dần ông mềm lòng. Ơn Chúa đã đến nhờ lời giảng dạy của con ông. Kết thúc giờ phụng vụ ra về ông nói: “Con tôi đã làm cho tôi được biết Chúa”.
Suốt đời, thánh Alphongsô thích việc ngồi tòa hơn là việc nghiên cứu. Ngài mang đặc điểm của một linh mục truyền giáo. Thành quả của Ngài thực hiện được chính là dòng Chúa Cứu Thế, thành lập tại Scala tháng 11 năm 1732. Dòng được chuẩn nhận ngày 21 tháng 2 năm 1749.
Năm 1548, thánh nhân xuất bản bộ thần học luân lý, được ĐTC Bênêdictô XIV phê chuẩn và gặt nhiều thành quả tức thời.
Năm 1762, Đức giáo hoàng Clementô XIV đặt Ngài làm giám mục cai quản địa phận Agata. Ngài nỗ lực thăng tiến lòng đạo đức trong điạ phận, khởi sự từ viêc canh tân hàng giáo sĩ. Năm 1775, Ngài được đức giáo hoàng Piô VI cho phép từ nhiệm để về sống trong dòng tại Nocera.

Những năm cuối đời, thánh Alphongsô đã trải qua rất nhiều đau khổ cả thể xác lẫn tinh thần. Dầu trong “đêm tối của linh hồn”, Ngài vẫn không nao núng và luôn kiên trì cầu nguyện. Ngài nói: “Ai cầu nguyện sẽ được cứu thoát, ai không cầu nguyện sẽ tự luận phạt”. Cuối cùng Ngài tìm được bình an và qua đời năm 1787.
lạy Chúa, Chúa không ngừng ban cho Giáo Hội những khuôn mẫu luôn luôn mới của đời sống Kitô hữu. Xin cho chúng con hằng noi gương thánh giám mục Alphongsô Maria Liguori mà nhiệt thành cộng tác với Chúa trong công trình cứu độ, để mai sau được Chúa ân thưởng cùng với thánh nhân. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Giêsu Kitô Con Chúa, là Thiên Chúa, và là Chúa chúng con, Người hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hợp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời. Amen.

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

Từ bỏ mọi sự đi theo Chúa

Có rất đông người cùng đi đường với Đức Giê-su. Người quay lại bảo họ: "Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được. Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được.  Ai trong anh em không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn đệ tôi được. 
(Lc 14,25-27,33)

Thánh Inhaxiô Lôyôla (I-nhã) linh mục sáng lập Dòng Tên (1491 - 1556)
Thánh Inhaxiô Lôyôla (I-nhã), tên thật là Don Inigo Lopez de Recalde, sinh vào khoảng năm 1491 tại miền đồi núi Basque gần làng Azpeytia. Ngài là con út trong số 11 người con của một gia đình quí tộc, được rửa tội với tên Inigo, một vị thánh Tây Ban Nha dòng thánh Bênêđictô, nhưng sau này Ngài thường dùng tên Inhaxiô thành Antiôkia.
Chính tại thành Manresa, Ngài được thánh ý Thiên Chúa soi sáng, Ngài viết cuốn linh thao, trong đó vạch ra những nguyên tắc mà một người Công giáo phải theo để “điều khiển đời sống mình” một đời sống nhằm ca tụng Thiên Chúa, tôn kính và phụng sự Ngài, để được cứu rỗi. Ngài phác họa một giáo thuyết của mình về “sự chọn lựa” và đòi hỏi để làm mọi sự để “vinh danh Chúa”. (Ad Majorem dei gloriam).
Năm 1528, Ngài rời bỏ vùng Salamanca đi Paris và Sorbonne. Ngài lưu lại tại Paris 7 năm, ở nơi đây Ngài đã tụ họp được sáu môn sinh đầu tiên. Và vào ngày lễ Mông Triệu năm 1524, Ngài cùng sáu anh em đã long trọng hiến thân phụng sự Thiên Chúa, khấn giữ đức nghèo khó và trong sạch, tại đền thờ thánh Denis ở Montmartre. Ngay lúc đó, họ lên chương trình và dự định sẽ đi Giêrusalem để hiến thân cho việc cứu rỗi các linh hồn trong các miền còn nhiều người ngoại giáo.
Sau đó, Inhaxiô trở về Tây Ban Nha. Năm 1535, tu hội của Ngài đã lên tới 10 người. Họ gặp nhau ở Vienitia, một số đã tách ra đi Roma, để Inhaxiô ở lại Venitia. Khi tới Roma, họ được vào trình diện và Đức Thánh Cha Phaolô III đã ưu ái tiếp họ. Trở lại Ventia, họ mang theo phép của Đức Thánh Cha cho Inhaxiô và 6 anh em được thụ phong linh mục.
Một năm sau, Ngài đã đặt tu hội dưới danh hiệu “Dòng Chúa Giêsu” (Dòng Tên) dưới quyền sử dụng của Toà Thánh. Họ cùng nhau đến thành Roma và Inhaxiô đã dâng thánh lễ đầu tiên của Ngài tại đền thờ Đức Bà Cả, vào dịp lễ Giáng sinh năm 1538,. Cũng tại nơi đây, Ngài đã soạn thảo lại cho hoàn chỉnh hiến pháp của dòng mới và đến trình diện với Đức Thánh Cha Phaolô III. Đức Thánh Cha Phaolô III đã phát biểu như sau khi gặp họ: “Đây là bàn tay Thiên Chúa.”
Trong sắc lệnh Regimini Militantis Ecclesioe, được ban hành tháng 9 năm 1540, Đức Thánh Cha Phaolô III đã chính thức công nhận mọi hoạt động của Hội dòng. Hội dòng đã đưa thêm 1 lời khấn vào 3 lời khấn căn bản: nghèo khó, vâng lời, trong sạch, và lời khấn đặc biệt là vâng phục Đức Thánh Cha.
Trong hiến pháp đầu tiên, Hội dòng giới hạn con số chỉ có 60 tu sĩ. Trong Hội nghị của Hội dòng ngày 7 tháng 4 năm 1541, Inhaxiô được mọi người đồng thanh bầu làm Bề trên. Luật hạn định tu sĩ vào số 60 được rút lại bởi sắc lệnh của Đức Thánh Cha ngày 15 tháng 3 năm 1543.
Hội dòng đã phát triển mạnh mẽ và lan rộng tới mọi miền trên thế giới, dưới quyền hướng dẫn của ngài. Khi ngài từ trần vào ngày 31 tháng 7 năm 1556, Hội dòng đã phát triển lên tới con số 12 tỉnh dòng với 101 nhà và gần 1000 phần tử.
Ðức Thánh Cha Phaolô V tuyên ngài vào hàng ngũ các Chân Phước vào năm 1609. Ngày 12 tháng 3 năm 1622, Ðức Thánh Cha Urbanô VIII tuyên ngài vào hàng ngũ các Hiển Thánh và năm 1922, Ðức Thánh Cha Piô XI phong ngài làm Ðấng Bảo Trợ những tuần tĩnh tâm.
Nguồn:  Theo vết chân Người

Nhận diện bún chứa độc chất gây ung thư

 Trong những ngày gần đây, cơ quan chức năng phát hiện hàng loạt các cơ sở sản xuất bún có chứa chất huỳnh quang gây ung thư. Theo các chuyên gia hoá học, bạn không nên mua loại bún có sợi trắng bóng, óng ánh dưới ánh sáng mặt trời.

Người tiêu dùng nên thận trọng với bún/ bánh canh có màu trắng bất thường. Ảnh: T.G

Bún đẹp hơn nhờ chất huỳnh quang

Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Tây Ninh vừa công bố kết quả kiểm nghiệm các mẫu bún được thu thập trong đợt kiểm tra các cơ sở sản xuất bún, hủ tiếu, bánh canh, bánh canh xắc trên địa bàn thị xã Tây Ninh trong tháng 5. Kết quả xét nghiệm mẫu bún lấy từ 2 cơ sở cho thấy có chất huỳnh quang (Tinopal) - một loại hóa chất có khả năng gây ung thư. Ngoài ra, còn có chất chống mốc (Sodium benzoat) và hàn the.
Chất Tinopal dễ dàng nhận biết vì bản thân chất Tinopal là màu phát huỳnh quang, để trong bóng tối có khả năng phát ánh sáng. Khi mua bún, người tiêu dùng nên dùng đèn cực tím như đèn soi tiền chiếu vào, nếu thấy bún phát sáng thì có nhiễm chất Tinopal. Với hàn the, người tiêu dùng có thể dùng que thử hoặc dùng bột nghệ cho vào, nếu thấy bún chuyển sang màu xám thì trong đó có chứa hàn the. 
Theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách Khoa Hà Nội) cho biết, Tinopal là một chất được dùng trong công nghiệp sơn, sản xuất vải, giấy… vì có màu óng ánh, đẹp. Chất này tuyệt đối không được dùng trong thực phẩm. Lâu nay để tăng độ dai cho bún, người sản xuất thường dùng hàn the và dùng chất tẩy bột trắng sunfit. Chất Tinopal -  huỳnh quang cho vào chỉ cải thiện độ bóng bề mặt sợi bún, làm cho sợi bún hấp dẫn về mặt hình thức song chất này rất nguy hại, có khả năng gây ung thư. Đáng lo ngại, bún lại là thực phẩm được xếp vào danh sách nhóm thực phẩm thường xuyên dùng của người dân, nhất là trong mùa hè. Còn với chất Sodium benzoat theo quy định của Bộ Y tế thì đây là chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng vào một số nhóm thực phẩm như sản xuất mì và các sản phẩm tương tự để chống vi sinh vật, chống thiu và chua.

Theo các chuyên gia, bún ngày trước làm bằng gạo nguyên chất, sợi bún có màu trắng đục chứ không trong như hiện nay. Bún được làm bằng bột khoai mì tươi, bột lọc sợi bún thường có màu đen, dễ bị nát vụn. Còn loại bún có hóa chất Tinopal nhìn rất trắng, bóng đẹp, hoàn toàn không để lại mùi vị, khi đưa ra ánh sáng mặt trời sợi bún thường trắng óng ánh. Loại bún ngon nhìn thường có màu trắng ngà của bột gạo, làm bằng bột gạo thơm, dẻo và nhanh có mùi chua. Bún có hóa chất Tinopal thì để lâu khó thiu mà sẽ chuyển sang màu xanh, khô cứng.

Mặc dù hóa chất Tinopal nguy hại nhưng theo tìm hiểu của PV, hóa chất này được các trang mạng rao bán rất nhiều, giá bán khoảng 600.000 đồng/kg. Theo tiết lộ của một chủ xưởng chuyên làm bún thì hóa chất này có bán tại các chợ đầu mối với tên là Tinopal-DMS, Tinopal-AMS,... giá từ 400.000 - 550.000đ/kg.

Tổn hại sức khỏe

PGS.TS Hoàng Đức Như, Phó Chủ tịch Hội dinh dưỡng TP HCM cho biết, trong danh mục cho phép của Bộ Y tế vẫn có một số chất khác có thể làm trắng bún nhưng đắt tiền nên người sản xuất vì hám lợi mà không nghĩ tới mức độc hại. Việc tẩy trắng bún, bánh canh bằng chất huỳnh quang là một hành động gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng, làm hư hại đường tiêu hóa, niêm mạc thành ruột có thể dẫn đến viêm loét ruột, dạ dày. Đặc biệt có thể làm tổn thương nhung mao khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ, tiêu hóa thức ăn và các chất dinh dưỡng.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cũng cho biết, nếu ăn bún chứa chất huỳnh quang lâu dài sẽ gây suy gan, thận, cơ thể mệt mỏi và cả bệnh ung thư. Tùy theo lượng độc tố vào cơ thể mà có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính. Hơn nữa, đây là một chất dùng trong công nghiệp nên khó tránh khỏi trong đó có chứa các tạp chất gây hại cho sức khỏe. Hàn the khi vào cơ thể không đào thải hết mà tích tụ lại gây ngộ độc cấp tính với liều lượng thấp (khoảng 5g) và ngộ độc trường diễn làm cơ thể mệt mỏi, chán ăn, trẻ chậm phát triển, ảnh hưởng đến gan, thận…

Theo tiết lộ của một chủ cơ sở sản xuất bún ở Dương Nội (Hà Đông, Hà Nội), quy trình làm bún bắt đầu bằng việc lựa gạo, lựa nước. Bún muốn ngon thì gạo phải được ngâm ủ trong khoảng thời gian 48 – 72 giờ. Sau đó đem gạo đi xay, sẽ được một hỗn hợp bột nước. Sau khi tách nước, hỗn hợp bột còn lại sẽ được cho vào máy ép, kéo sợi. Nước rửa sợi bún sau khi đã được nấu chín phải là loại nước uống được. Làm như thế, bún sẽ có độ dai, giòn tự nhiên và rất ngon. Nhưng hiện nay, thường họ chỉ ngâm gạo trong vòng vài tiếng để rút ngắn quy trình sản xuất. Sau đó đem xay, tách nước rồi cho bột năng, bột lọc vào để tạo ra sợi. Nhiều cơ sở thay vì dùng bột gạo hoàn toàn còn pha trộn thêm bột mì, bột lọc vì giá rẻ hơn gạo. Ngoài ra sẽ dùng hóa chất để tăng độ hấp dẫn của bún. Hiện giá bún nguyên chất xuất xưởng là 7.000đồng/kg, bún có pha chế thêm bột mì rẻ hơn 2.000 – 3.000 đồng/cân.


Phương Thuận

Một lần lầm lỡ

Khi đọc được lời tâm sự này, tôi thấy cần cho mọi người biết để cố gắng tránh xa
Lời tâm sự đầy cay đắng của N. (29 tuổi) - từng là một thầy giáo trẻ ở huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông, từng đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Trước đây, N. chưa từng nghĩ cuộc đời mình rơi vào hoàn cảnh sụp đổ như thế này.
Hè 2009, trong lần về Sài Gòn thăm người yêu thì được tin cô ấy đã sang Pháp. Nỗi buồn thất tình khiến N. buồn chán. Trong tâm trạng lạc lõng, N. gặp một người bạn thời thơ ấu. Tuy biết người bạn cũ từng dính đến ma túy, nhưng trong lúc hụt hẫng, N. đã bấu víu vào những trận bù khú ở quán bar, vũ trường để tìm quên.
Thấy N. buồn chán, người bạn dẫn về nhà và bảo “thử món này đi, bảo đảm quên hết sự đời”, rồi đưa ra một tép bột trắng. Trong cơn men quay cuồng của vũ trường cùng sự mất phương hướng khiến N. không còn tỉnh táo và nhắm mắt liều thử. Sau lần đầu, N. choáng váng, cảm giác sợ hãi tội lỗi bao vây. Nhưng một ngày, hai ngày trôi qua, N. cảm thấy mọi việc vẫn bình thường. “Sau lần đó, mình không có cảm giác thèm như người ta nói, mà chỉ thấy nó làm mình hưng phấn quên hết sự đời và mình đã chủ quan”, N. tâm sự
Vậy là N. ung dung chơi tiếp để tìm quên chuyện cũ. Cũng có lúc sực tỉnh, đấu tranh tư tưởng với chính mình, nhưng rồi lại nghĩ “có sao đâu, mình làm chủ được bản thân mà”, và tiếp tục thử...
Sau nhiều cơn phê hằng đêm, N. rụng rời chân tay và nhìn lại quãng đường đi qua. Con đường quay đầu đã hết, phía trước chỉ toàn màu bột trắng.
Trong danh sách đưa đi cai nghiện tại trường Giáo dục đào tạo và giới thiệu việc làm số 1 có tên người giáo viên dạy giỏi của tỉnh. Bao nhiêu công sức xây dựng tương lai của mình trở thành vô nghĩa.
N. tâm sự: “Con đường nghiện ngập của mình bắt nguồn từ chính sự chủ quan của bản thân. Cái giá phải trả quá đắt. Tốt nhất, đừng bao giờ thử”.
Hạ Mi


Sự cám dỗ luôn vây quanh ta không khác cỏ lùng được gieo vào ruộng lúa:
Bấy giờ, Đức Giê-su bỏ đám đông mà về nhà. Các môn đệ lại gần Người và thưa rằng: "Xin Thầy giải nghĩa dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng cho chúng con nghe." Người đáp: "Kẻ gieo hạt giống tốt là Con Người. Ruộng là thế gian. Hạt giống tốt, đó là con cái Nước Trời. Cỏ lùng là con cái Ác Thần. Kẻ thù đã gieo cỏ lùng là ma quỷ. Mùa gặt là ngày tận thế. Thợ gặt là các thiên thần. Vậy, như người ta nhặt cỏ lùng rồi lấy lửa đốt đi thế nào, thì đến ngày tận thế cũng sẽ xảy ra như vậy. Con Người sẽ sai các thiên thần của Người tập trung mọi kẻ làm gương mù gương xấu và mọi kẻ làm điều gian ác, mà tống ra khỏi Nước của Người, rồi quăng chúng vào lò lửa; ở đó, chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng. Bấy giờ người công chính sẽ chói lọi như mặt trời, trong Nước của Cha họ. Ai có tai thì nghe. (Mt 13,36-43)

Lạy Chúa, xin chớ để con xa chước cám dỗ.



Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

Tin vào Thiên Chúa

Có một ngân hàng, mỗi buổi sáng, cung cấp vào tài khoản của bạn 86.400 USD.
Số dư trong tài khoản không được phép chuyển từ ngày này qua ngày khác.
Mỗi buổi chiều, ngân hàng sẽ hủy bỏ hết số dư còn lại mà bạn đã không dùng hết trong ngày.
Bạn sẽ phải làm gì ?

Sử dụng hết số tiền đó, dĩ nhiên ! Mỗi người trong chúng ta đều có một ngân hàng như vậy.
Tên ngân hàng là THỜI GIAN.

Mỗi buổi sáng, ngân hàng này cung cấp cho bạn 86.400 giây.
Vào mỗi buổi tối, ngân hàng sẽ xóa bỏ, coi như bạn mất,
thời gian mà bạn không đầu tư được vào các mục đích tốt.
Ngân hàng không cho phép bạn được để lại số dư trong tài khoản.
Cũng không cho phép bạn bội chi.

Mỗi ngày, ngân hàng lại mở một tài khoản mới cho bạn.
Mỗi tối nó lại hủy hết những gì còn lại trong ngày.
Nếu bạn không dùng được hết thời gian mà bạn có trong ngày,
người bị mất chính là bạn.

Không có chuyện quay lại ngày hôm qua.
Không có chuyện tiêu trước cho "ngày mai"
Bạn phải sống bằng những gì bạn có trong tài khoản ngày hôm nay.
Hãy đầu tư vào đấy bằng cách nào đó,
để bạn có thể nhận được nhiều sức khỏe, hạnh phúc, và thành công nhất !


Đồng hồ vẫn đang chạy.
Hãy cố thực hiện thật nhiều trong ngày hôm nay.


Để biết được giá trị của MỘT NĂM, 
hãy hỏi một học sinh bị ở lại một lớp. 

Để biết được giá trị của MỘT THÁNG,
hãy hỏi một người mẹ sinh con thiếu tháng. 

Để biết được giá trị của MỘT TUẦN,
hãy hỏi biên tập viên của một tuần báo. 

Để biết được giá trị của MỘT GIỜ,
hãy hỏi những người yêu nhau đang mong chờ được gặp nhau. 

Để biết được giá trị của MỘT PHÚT,
hãy hỏi một người bị lỡ chuyến tàu. 

Để biết được giá trị của MỘT GIÂY,
hãy hỏi một người vừa thoát khỏi một tai nạn. 

Để biết được giá trị của MỘT PHẦN NGÀN GIÂY,
hãy hỏi người vừa nhận được huy chương bạc trong kỳ thi Olympic.
Hãy quý trọng từng giây phút mà bạn có ! Và hãy nên quý thời gian hơn nữa bởi vì bạn đang chia sẻ thời gian đó với ai đấy thật đặc biệt đối với bạn, đủ đặc biệt để có thể chia sẻ thời gian của bạn.
Và hãy nhớ rằng thời gian chẳng chờ đợi ai cả.
Ngày hôm qua dã là lịch sử. Ngày mai là một bí ẩn.
Hôm nay là quà tặng. Cũng vì vậy mà nó được gọi là PRESENT !
(có nghĩa là HIỆN TẠI, mà cũng có nghĩa là QUÀ TẶNG).
Bạn bè thật sự là một loại nữ trang quý hiếm.
Họ khiến bạn mĩm cười và khuyến khích bạn thành công.
Họ lắng nghe bạn, họ chia sẻ với bạn những lời khen tặng,
và họ luôn muốn mở trái tim ra với chúng ta.
Hãy gởi những lời này đến với ai mà bạn xem như BẠN MÌNH,
Và nếu những dòng này lại trở về với bạn,
bạn ắt biết rằng bạn đang có một vòng tròn bạn hữu
Và tài khoản vô giá của ta chính là tin vào Thiên Chúa
Đức Giê-su phán: "Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết. Chị có tin thế không? " Cô Mác-ta đáp: "Thưa Thầy, có. Con vẫn tin Thầy là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa, Đấng phải đến thế gian." (Ga 11,25-27)


Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

Xin thì sẽ được

Một người bạn đã gởi cho tôi truyện vui, xin gởi đến các bạn hữu

" Xin trời... phù hộ những người thân cùng bạn hữu của con mãi mãi được khỏe mạnh và hạnh phúc."

Trời nói: "Chỉ cho 4 ngày thôi".
"Thế thì xin Trời cho họ được khỏe mạnh và hạnh phúc trong những ngày mùa xuân, những ngày mùa hè, nhữngngày mùa thu và những ngày mùa đông".

Trời nói: "Chỉ cho 3 ngày thôi".
" Nếu chỉ được 3 ngày thì con xin họ được khỏe mạnh và hạnh phúc trongngày hôm qua, ngày hôm nay  ngày mai".

Trời nói: "Chỉ cho 2 ngày thôi".
"Như vậy con xin cho họ được khỏe mạnh và hạnh phúc trọn ngày, buổi sáng  buổi tối".


Trời nói: "Chỉ cho 1 ngày thôi".
"Vâng, cũng được".

Trời thắc mắc hỏi: "như vậy là ngày nào?".
"con xin cho họ được mạnh khỏe và hạnh phúc từng ngày".

Trời mỉm cười nói:
"Tốt lắm. 

Bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu dạy chúng ta cầu nguyện và còn nói "cứ xin thì sẽ được" 
Đức Giê-su bảo các ông: "Khi cầu nguyện, anh em hãy nói: "Lạy Cha, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển, Triều Đại Cha mau đến, xin Cha cho chúng con ngày nào có lương thực ngày ấy; xin tha tội cho chúng con, vì chính chúng con cũng tha
cho mọi người mắc lỗi với chúng con,
và xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ."

"Thế nên Thầy bảo anh em: anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho. (Lc 11,9)

Lạy Chúa là sức mạnh và là niềm  trông cậy của chúng con, không có Chúa, chẳng có chi vững bền, chẳng có chi thánh thiện, xin mở lòng nhân hậu mà hướng dẫn chúngcon, để khi biết cách dùng những của cải chóng qua đời này, chúng con đã gắn bó với của cải muôn đời tồn tại.Chúng con cầu xin, nhờ Đức Giêsu Kitô Con Chúa, là Thiên Chúa, và là Chúa chúng con, Người hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hợp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời. Amen.

Để cả hai mọc lên

Dây Chuyền Của Liên Ðới
 Một câu chuyện nói lên tình yêu thương giúp ta suy nghĩ:
Một người Ả Rập nọ có một con ngựa rất đẹp... Ai thấy cũng gợi lòng tham muốn. Một người láng giềng tìm đủ mọi cách để mua cho kỳ được con ngựa, nhưng chủ nhân vẫn một mực từ chối. Không còn biết làm cách nào để thuyết phục chủ nhân, người đó đành phải nghĩ ra mưu kế để chiếm đoạt.
Biết người chủ ngựa thường hay đi qua sa mạc, hắn mới cải trang thành một người hành khất nằm rét run bên vệ đường. Người chủ ngựa là một người tốt bụng, gặp bất cứ ai hoạn nạn cũng đều ra tay cứu giúp. Vừa thấy người hành khất, người đó cảm thấy thương hại, mới đề nghị trở về một quán trọ để săn sóc.
Khi người chủ ngựa vừa mở miệng đề nghị, thì tên bất nhân mới than thở: "Ðã mấy ngày nay, tôi không có được một hạt cơm trong bụng, lấy sức đâu để leo lên ngựa". Nghe thế, con người tốt bụng xuống ngựa để giúp người hành khất leo lên lưng ngựa. Nhưng vừa leo lên lưng ngựa, tên bất lương hiện nguyên hình... Hắn giựt dây cương và thúc vào hông ngựa mà chạy... Người chủ ngựa đáng thương chỉ còn biết nhìn theo mà hối tiếc! Nhưng ông cũng cố gắng chạy theo và nói với tên bất lương như sau: "Ngươi đã ăn cắp con ngựa của ta. Nhưng ta sẵn sàng bỏ qua cho. Ta chỉ xin ngươi một điều là đừng bao giờ kể cho bất cứ ai nghe mưu mẹo ngươi đã dùng để cưỡng chiếm con ngựa của ta. Một ngày nào đó, sẽ có những người bệnh thật sự nằm rên rỉ bên vệ đường và kêu cầu sự giúp đỡ. Ta e ngại rằng sẽ không còn ai dám dừng lại để cứu giúp kẻ hoạn nạn nữa".
Mỗi một hành động xấu, trong dây chuyền của tình liên đới, đều gia tăng đau khổ cho người khác. Khi tôi lừa đảo, không những hành động của tôi chỉ trực tiếp hãm hại một vài người có liên hệ, nhưng nó cũng góp phần giảm thiểu niềm tin của không biết bao nhiêu người xung quanh. Khi tôi bạo động, không những tôi chỉ xúc phạm đến người trong cuộc, nhưng hành động của tôi cũng xóa mờ đi phần nào lòng tự ái của nhân loại... Tôi là một phần của nhân loại. Cả nhân loại sẽ đau đớn rên rỉ vì một vết thương của tôi cũng như vì một nhát gươm của tôi.
Người Kitô luôn được mời gọi để nhìn nhận hình ảnh của Chúa nơi mọi người và đón nhận mọi người như anh em của mình. Trong cái nhìn ấy, cuộc sống của chúng ta phải luôn hướng đến người anh em của chúng ta: niềm đau của người anh em cũng chính là niềm đau của chúng ta, hạnh phúc của người anh em cũng chính là hạnh phúc của chúng ta.



Ngày hôm nay, cái thiện, cái ác đan xen lẫn nhau, cùng nhau lớn lên, bài Tin Mừng hôm nay giúp cho ta suy gẫm: Khi lúa lớn lên và trổ bông, thì cỏ lùng cũng lộ ra. Đầy tớ chủ nhà đến nói với ông rằng: "Thưa ông, thế ông đã không gieo giống tốt trong ruộng ông sao? Vậy cỏ lùng từ đâu mà có?" Ông đáp: "Người thù của ta đã làm như thế". Đầy tớ nói với chủ: "Nếu ông bằng lòng, chúng tôi xin đi nhổ cỏ". Chủ nhà đáp: "Không được, kẻo khi nhổ cỏ lùng, các anh lại nhổ luôn cả lúa chăng. Hãy cứ để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt. Và đến mùa, ta sẽ dặn thợ gặt: Các anh hãy nhổ cỏ lùng trước, rồi bó lại từng bó mà đốt đi, sau mới thu lúa lại chất vào lẫm cho ta".
Lạy Chúa, xin cho con biết sống theo điều thiện, xa lánh điều xấu luôn vây quanh con.


Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

Thánh Gioakim và Anna


Phụ Mẫu Của Đức Trinh Nữ Maria


Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: "Mắt anh em thật có phúc vì được thấy, tai anh em thật có phúc, vì được nghe. Quả thế, Thầy bảo thật anh em, nhiều ngôn sứ và nhiều người công chính đã mong mỏi thấy điều anh em đang thấy, mà không được thấy, nghe điều anh em đang nghe, mà không được nghe. (Mt 13,16-17)


Chúng ta không biết chắc được điều gì về cha mẹ của Đức Trinh Nữ. Những điều liên quan tới các Ngài mà chúng ta biết được là do các ngụy thư, đầy tính chất hoang đường. Khi óc tò mò của dân chúng không được thỏa mãn với các chi tiết thánh kinh và thánh truyền cung ứng cho, thì óc tưởng tượng đã lấp đầy khoảng trống.
Cuốn ngụy thư "Phúc âm thánh Giacôbê", một văn nguồn vào thế kỷ thứ II, có nhiều chỉ dẫn liên quan đến cha mẹ và cuộc đời thơ ấu của Đức Trinh nữ. Những chỉ dẫn này rất giống câu chuyện về tuổi trẻ của Samuel trong sách ISm 1-2. Các học giả cho rằng chúng chỉ cho là một sự bắt chước, chính danh xưng Anna cũng không có gì chắc chắn vì nó trùng với tên mẹ tiên tri Samuel.
Dường như khuôn mặt Gioakim cũng dựa một phần vào người chồng của Suzana trong sách Daniel 13. Cần phải nhớ rằng thánh Luca khi dùng những chương sách ISm làm khung cho bản tường thuật về cuộc sinh hạ và tuổi trẻ của thánh Gioan Tẩy giả, Ngài đã cẩn thận dùng sự kiện lịch sử để bảo đảm sự sống đời này.
Tuy nhiên nét đẹp của câu chuyện, như hầu hết các truyện thần thoại khác, đều có giá trị biểu trưng của nó, truyện kể rằng ông bà Gioakim và Anna son sẻ. Đây là một thử thách lớn lao đối với các Ngài. Nhưng một thiên thần đã báo cho biết họ sinh một con trẻ, họ sẽ đặt tên là Maria và cung hiến cho Thiên Chúa. Nếu các Ngài chọn đau khổ là vì mọi đóng góp vào công cuộc cứu rỗi đều bao hàm sự chia sẻ thánh giá với Chúa Kitô.
Đàng khác, sự son sẻ của Anna gợi lên chủ đề quen thuộc trong Cựu ước, theo đó con trẻ là quà tặng của Thiên Chúa. Điều này được nhấn mạnh đặc biệt trong truyền thống về các tổ phụ Isaac, Giacob và Giuse về quan án Samson và tiên tri Samuel. Các Ngài đều sinh ra bởi các bà mẹ không có hy vọng sinh con. Định mệnh của Thiên Chúa chỉ bởi Thiên Chúa mà thôi.
Người Israel chân chính viết rằng mình không thể tự mãn được và phải tùy thuộc vào sáng kiến của Thiên Chúa. Huyền thoại đặt cuộc sinh hạ của Đức trinh Nữ Maria vào dòng tư tưởng này như cao điểm của chủ đề và sự bất lực của con người trước uy quyền của Thiên Chúa.
Việc tôn sùng thánh Anna có từ thế kỷ thứ VI bên Đông phương vào đầu thế kỷ VIII bên Roma. Cuối thời Trung Cổ, lòng sùng kính lan rộng khắp Au Châu. Dường như năm 1382 do sự khẩn nài của nước Anh, lễ kính Ngài lần đầu tiên được mừng hàng năm. Nhưng chỉ mới từ hai thế kỷ gần đây lễ này mới được ghi vào lịch chung Roma.



Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

Đừng lướt qua cuộc sống

Bấy giờ bà mẹ của các con ông Dê-bê-đê đến gặp Đức Giê-su, có các con bà đi theo; bà bái lạy và kêu xin Người một điều. Người hỏi bà: "Bà muốn gì? " Bà thưa: "Xin Thầy truyền cho hai con tôi đây, một người ngồi bên hữu, một người bên tả Thầy trong Nước Thầy." Đức Giê-su bảo: "Các người không biết các người xin gì! Các người có uống nổi chén Thầy sắp uống không? " Họ đáp: "Thưa uống nổi." Đức Giê-su bảo: "Chén của Thầy, các người sẽ uống; còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Cha Thầy đã chuẩn bị cho ai, thì kẻ ấy mới được."
Nghe vậy, mười môn đệ kia tức tối với hai anh em đó. Nhưng Đức Giê-su gọi các ông lại và nói: "Anh em biết: thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em. Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người." (Mt 20,20-28)

Đừng lướt qua cuộc sống
(Hoathuytinh.com)

Một chàng thanh niên trẻ và thành đạt đang ngao du trên phố bằng chiếc xe Jaguar mới. Anh ta đi khá nhanh nhưng vẫn tò mò quan sát mấy đứa trẻ con đang ném thứ gì đó từ bãi đỗ xe. Bất chợt…
Anh thoáng thấy có vật vừa ném vào xe mình. Dừng xe ngay lập tức, nhưng anh không thấy có một ai. 
Thay vào đó là vết tích của một viên gạch đã đập mạnh vào bên cạnh cánh cửa chiếc Jaguar. Đạp phanh, lái chiếc Jaguar quay trở lại nơi mà viên gạch đã được ném ra, người lái xe giận dữ nhảy ra ngoài. Anh ta tóm lấy cậu bé gần nhất và đẩy cậu sát lại chỗ đỗ ô tô, quát lớn: “Viên gạch này là sao và mày là ai? Mày vừa làm cái quái quỷ gì thế? Đó là cái ô tô mới và viên gạch mày ném sẽ khiến tao phải mất rất nhiều tiền để sửa nó. Mày có biết điều đó không? Tại sao mày lại làm vậy?”.
Cậu bé có vẻ hoảng sợ: “Cháu thực sự xin lỗi… Nhưng cháu không biết làm cách nào khác. Cháu đã ném viên gạch vì không một ai dừng lại giúp cháu cả”. Những giọt nước mắt bắt đầu chảy dài xuống mặt và cằm cậu bé, cậu chỉ vào chỗ khuất bãi đỗ xe gần đó.
“Kia là anh trai cháu”, cậu nói. “Anh ấy bị chệch bánh xe lăn và ngã ra lề đường nhưng cháu thì không thể nào đỡ nổi anh ấy lên”. Nước mắt trực trào ra, cậu bé hỏi người thanh niên còn đang ngỡ ngàng: “Ông có thể giúp cháu đưa anh ấy trở lại xe lăn không ạ? Anh ấy bị thương, anh ấy quá nặng đối với cháu”.
Đừng để cuộc sống hối hả cuốn đi cả lòng tốt trong mỗi con người. Không nói nên lời, người lái xe vội vã chạy ngay đến và nâng cậu bé tàn tật lên lại chiếc xe lăn. Sau đó, lại gần chiếc Jaguar, anh sờ tay vào vết xước. Vết cắt còn mới, nhưng một thoáng trong đầu, anh thấy, thực ra thì cũng chưa đến mức quá tệ.
“Cám ơn ông. Chúa sẽ ban phước lành cho ông”. Đứa trẻ xúc động nói với người lạ mặt.
Sửng sốt trước thái độ của đứa trẻ, chàng thanh niên nhìn theo đứa trẻ đẩy chiếc xe lăn xuống vỉa hè hướng về nhà của nó.
Nhìn lại chiếc Jaguar, sự hư hại rất dễ nhận thấy nhưng anh không bao giờ băn khoăn đến chuyện sửa chữa vết lõm ở cạnh cửa nữa. Anh sẽ giữ vết lõm đó để nhắc nhở mình rằng: “Đừng đi qua cuộc sống quá nhanh, và nếu có ai đó ném đá vào bạn thì hãy khoan tức giận, rất có thể họ đang cần bạn giúp đỡ”.


Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

Hạt Giống Của Hy Vọng

Văn hào Shakespeare của nước Anh đã nói rằng: liều thuốc duy nhất còn lại cho những người khốn khổ chính là niềm Hy Vọng. Bao lâu còn hy vọng, bấy lâu con người muốn tiếp tục sống.
 Những người Mỹ tại một thành phố nọ thường truyền tụng cho nhau nghe câu chuyện nuôi niềm hy vọng của một gia đình nọ như sau: Có một đôi vợ chồng nọ vừa yêu người cũng lại vừa yêu thiên nhiên. Ngoài năm đứa con ruột thịt ra, họ còn nhận thêm năm đứa con nuôi. Niềm vui chung của mọi người trong nhà là được săn sóc vườn hoa và những thứ cây cảnh trong nhà. Người vợ tưởng chừng như không biết thế nào là đau khổ. Nhưng cả bầu trời như sụp xuống, vườn hoa trở thành hoang tàn, khi người chồng ngộ nạn, qua đời. Kể từ đó, người đàn bà không còn muốn ra khỏi nhà nữa. Thiếu bàn tay săn sóc của bà, ngôi vườn cũng mỗi lúc một tàn lụi.
 Mùa đông đến càng làm cho ngày tháng càng thêm ảm đạm hơn. Thế nhưng, một bữa sáng nọ, người đàn bà bỗng nghe tiếng cười nói và cào xới trong ngôi vườn. Kéo tấm màn cửa sổ phòng ngủ lên, bà thấy các con của bà đang hì hục xới đất. Trước sự ngạc nhiên của bà, người con cả trong gia đình chỉ mỉm cười đáp: "Má sẽ biết khi mùa xuân đến". Và nguyên một mùa đông, ngày nào các con của bà cũng ra vườn để xới đất.
 Thế rồi khi mùa xuân đến, bao nhiêu hoa đẹp đều nở rộ trong vườn. Những hạt giống mà những người con đã âm thầm gieo vãi trong mùa đông nay thức giấc bừng dậy làm cho ngôi vườn trở thành tươi mát, sặc sỡ.
 Cùng với hạt giống của các thứ hoa, những người con đã gieo vào lòng người mẹ một thứ hạt giống khác: đó là hạt giống của Hy Vọng. Chính niềm hy vọng đó đã đem người đàn bà trở lại cuộc sống và đánh tan mọi buồn phiền trong tâm hồn bà.
 Câu chuyện trên đây có lẽ cũng chính là bức tranh của không biết bao nhiêu thăng trầm trong cuộc sống hiện tại của chúng ta. Có những ngày tháng, mọi sự xem chừng như vô vọng. Có những lúc mây mù của khổ đau bao phủ kín khiến chúng ta không còn thấy đâu là lối thoát. Chính trong những lúc đó, chúng ta hãy nhớ đến hạt giống của niềm Hy Vọng. Thánh Phaolô đã viết trong thư gửi cho các tín hữu Rôma như sau: "Chính trong niềm Hy Vọng mà chúng ta được cứu thoát. Chính trong niềm Hy Vọng đó, chúng hãy nhìn thấy Sức Sống đang chờ đợi chúng ta. Chính trong niềm Hy Vọng đó, chúng ta hãy nhìn thấy những hoa trái của những hạt giống mà chúng ta đã vất vả gieo vãi.
 Một người Hòa Lan và một người Mỹ bàn về ý nghĩa của hai lá cờ quốc gia. Người hòa Lan phát biểu một cách mỉa mai như sau: lá cờ của chúng tôi có ba màu: đỏ, trắng, xanh. Chúng tôi tức giận đỏ cả người lên, mỗi khi chúng tôi bàn đến thuế má. Chúng tôi run sợ đến trắng bệch cả người mỗi khi chúng tôi nhận được giấy thuế má. Và chúng tôi xanh như tàu lá sau khi đã trả hết các thứ thuế. Người Mỹ cũng nói lên một cảm tưởng tương tự mỗi khi nhận được các thứ giấy đòi nợ, nhưng lại bảo rằng: bù lại, chúng tôi chỉ thấy toàn các thứ sao.
 Sao trên bầu trời là biểu hiện của chính niềm Hy Vọng. Bên kia những vất vả thử thách, bên kia những mất mát, bên kia những thất bại khổ đau, phải chăng người Kitô chúng ta không được mời gọi để thấy được các ngôi sao của niềm Hy Vọng.


Đức Giê-su nói: “Người gieo giống đi ra gieo giống. Trong khi người ấy gieo, thì có những hạt rơi xuống vệ đường, chim chóc đến ăn mất. Có những hạt rơi trên nơi sỏi đá, chỗ không có nhiều đất; nó mọc ngay, vì đất không sâu; nhưng khi nắng lên, nó liền bị cháy, và vì thiếu rễ nên bị chết khô. Có những hạt rơi vào bụi gai, gai mọc lên làm nó chết nghẹt. Có những hạt lại rơi nhằm đất tốt, nên sinh hoa kết quả: hạt được gấp trăm, hạt được sáu chục, hạt được ba chục. Ai có tai thì nghe." (Mt 13,1-9)
Lạy Chúa, xin cho con luôn biết hy vọng, tâm hồn con là mảnh đất tốt để con biết nghe,  tuân giữ và thực hành Lời Chúa dậy để sinh hoa kết quả như lòng Chúa mong ước.

40 người xô nghiêng tàu hỏa, cứu phụ nữ bị kẹt

Khi Đức Chúa Giêsu còn đang nói với đám đông, thì có mẹ và anh em của Người đứng bên ngoài, tìm cách nói chuyện với Người. Có kẻ thưa Người rằng: "Thưa Thầy, có mẹ và anh em Thầy đang đứng ngoài kia, tìm cách nói chuyện với Thầy." Người bảo kẻ ấy rằng: "Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi? " Rồi Người giơ tay chỉ các môn đệ và nói: "Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi. Vì phàm ai thi hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi."  (Mt 12,46-50)

Hàng chục hành khách Nhật Bản hôm qua cùng nhau đẩy nghiêng một toa tàu hỏa nặng 32 tấn để giải cứu một phụ nữ bị trượt chân rơi xuống khe hở sát đường ray. 


40 hành khách cùng đẩy tàu để cứu người phụ nữ bị kẹt. Ảnh: AP
AP cho hay người phụ nữ khoảng 30 tuổi bị trượt chân ngã xuống một khe hở chỉ rộng 20 cm, nằm giữa tàu hỏa và hành lang đứng đợi tàu của hành khách. 
Khoảng 40 người có mặt tại ga JR Minami-Urawa, phía bắc Tokyo, đã đồng ý hỗ trợ các nhân viên nhà ga nhấc bổng một bên toa tàu lên, khi họ nghe thông báo về sự cố của nữ hành khách trên. Con tàu có một hệ thống treo, cho phép tàu có thể nghiêng sang hai bên. 
Một nhiếp ảnh gia của Yomiuri Shimbun có mặt tại hiện trường kể rằng, mọi người đã cùng vỗ tay chúc mừng khi người phụ nữ trên được giải cứu thành công và không bị thương gì. 
Hành động anh hùng của 40 hành khách vào giờ cao điểm cũng đã được nhiếp ảnh gia này chụp lại và được đăng tải trên phiên bản buổi chiều của nhật báoYomiuri. 
Sau 8 phút trì hoãn vì sự cố, chuyến tàu đã tiếp tục hành trình.


Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

Người Bị Mạo Nhận

Thánh nữ Maria Madalena nói: “Chúng ta tất cả là những người tội lỗi, cần thống hối ăn năn và cần ơn tha thứ của Thiên Chúa. Nhưng quan trọng hơn là chúng ta hãy chấp nhận sứ mệnh rao truyền Tin Mừng Phục Sinh qua cuộc sống chứng tá của chúng ta".
Một gương sống của thánh nữ mà cả Giáo Hội kính nhớ hôm nay, người ta đã gọi thánh nữ là “Người Bị Mạo Nhận.”
Ngoại trừ Mẹ Của Chúa Giêsu, trong các Phúc Âm ít có phụ nữ nào được viét đến nhiều và với đầy sự tôn kính bằng thánh nữ Maria Madalena mà Giáo Hội mừng lễ hôm nay.
Tuy nhiên, người ta có thể gọi Maria Madalena là thánh nữ của sự vu oan vì tuy các Phúc Âm nói đến ba phụ nữ cùng mang tên Maria, nhưng truyền thống trong Giáo hội Tây phương đồng hóa cả ba thành một người phụ nữ duy nhất. Bởi lẽ đó, Maria Madalena cũng được cho là người phụ nữ tội lỗi không được nêu tên trong đoạn 7 của Phúc Âm thánh Luca, người đã bất chợt đem bình dầu thơm xức chân Chúa Giêsu rồi lấy tóc lau và sau đó được Chúa Giêsu tha thứ mọi tội lỗi, vì bà đã yêu mến nhiều.
Ngày nay, người ta phân biệt ba thánh nữ mang cùng một tên Maria, mà từ lâu lịch phụng vụ của Giáo Hội Hy Lạp đã kính riêng rẽ. Ðó là Maria làng Batania, chị bà Martha và ông Lazarô. Rồi người phụ nữ đã được tha nhiều vì yêu mến nhiều và sau cùng là bà Maria Madalena, hoặc Maria làng Madala, người được Chúa chữa khỏi "7 quỷ dữ". Cách nói "7 quỷ dữ" này không thể hiểu là Maria Madalena đã sống một cuộc đời vô luân, nhưng chỉ có nghĩa là bà bị quỷ ám nặng nề.
Ðoạn 8 của Phúc Âm thánh Luca thuật lại hoạt động của thánh nữ Maria Madalena và một ít phụ nữ khác như sau: "Sau đó, Chúa rảo qua các thành, các làng mà rao giảng... Có nhóm Mười Hai đi với Ngài và ít phụ nữ đã được chữa lành khỏi quỷ dữ cùng bệnh hoạn: Maria gọi là người Madala, đã được đuổi khỏi 7 quỷ dữ và Gioanna... cùng nhiều bà khác: Họ đã lấy của cải mình mà trợ giúp Ngài".
Và con đường nối gót theo thầy Giêsu đã dẫn Maria Madalena từ Galilêa đến Giuđêa, cho tới chân thập giá và chính Marian Madalena cũng là người trước tiên tìm đến mộ Thầy, vào sáng tinh sương ngày thứ nhất trong tuần, để được thấy Chúa Giêsu Phục Sinh và được trao cho nhiệm vụ đi báo cho các tông đồ: "Hãy đi gặp anh em Ta và nói với họ: Ta lên cùng Cha ta và cũng là Cha anh em, Thiên Chúa của ta và Thiên Chúa của anh em".
Theo truyền thống Hy Lạp, sau này Maria Madalena đến sống tại Êphêsô cho đến khi qua đời.
Trải qua nhiều thế kỷ, thánh nữ Maria Madalena bị mạo nhận là người đàn bà tội lỗi. Nhưng thiết nghĩ: Thánh nữ chỉ mỉm cười và xác quyết rằng: "Sự mạo nhận này cũng không có gì là quá đáng, vì chúng ta tất cả là những người tội lỗi, cần thống hối ăn năn và cần ơn tha thứ của Thiên Chúa. Nhưng quan trọng hơn là chúng ta hãy chấp nhận sứ mệnh rao truyền Tin Mừng Phục Sinh qua cuộc sống chứng tá của chúng ta". (Trích trong Lẽ sống)