Người Do-thái liền xầm xì phản đối, bởi vì Đức Giê-su
đã nói: "Tôi là bánh từ trời xuống." Họ nói: "Ông này chẳng phải
là ông Giê-su, con ông Giu-se đó sao? Cha mẹ ông ta, chúng ta đều biết cả, sao
bây giờ ông ta lại nói: "Tôi từ trời xuống? " Đức Giê-su bảo họ:
"Các ông đừng có xầm xì với nhau! Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha
là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy, và tôi, tôi sẽ cho người ấy sống lại
trong ngày sau hết. Xưa có lời chép trong sách các ngôn sứ: Hết mọi người sẽ được
Thiên Chúa dạy dỗ. Vậy phàm ai nghe và đón nhận giáo huấn của Chúa Cha, thì sẽ
đến với tôi. Không phải là đã có ai thấy Chúa Cha đâu, nhưng chỉ có Đấng từ nơi
Thiên Chúa mà đến, chính Đấng ấy đã thấy Chúa Cha. Thật, tôi bảo thật các ông,
ai tin thì được sự sống đời đời. Tôi là bánh trường sinh. Tổ tiên các ông đã ăn
man-na trong sa mạc, nhưng đã chết. Còn bánh này là bánh từ trời xuống, để ai
ăn thì khỏi phải chết. Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ
được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế
gian được sống." (Ga
6,45-51)
Đức Giêsu chính là Ngôi Lời nhập thể của Thiên Chúa,
để dân chúng tin và được cứu độ. Khi nói “Bánh từ trời xuống”, Đức
Giêsu muốn mặc khải toàn bộ con người
cụ thể của Người, gồm nhân tính và thiên tính, tức là thịt
và máu cùng với bản tính Thiên Chúa của Đức Giêsu, cũng như gốc gác
của Người là từ trời, tức là từ Chúa Cha mà đến, và chính Người
là Đấng Mêsia mà dân chúng đang mong đợi.
Đức tin là ân ban của Thiên Chúa và sự đáp trả
của con người. Chỉ những ai được Thiên Chúa ban ơn mới có thể hiểu
được mầu nhiệm cao siêu của Người. Chỉ có Thiên Chúa dậy dỗ con
người mới hiểu được. Chính Thiên Chúa lôi kéo con người về phía
Người, con người mới có thể nhận biết và tin vào Thiên Chúa. Đức tin
tuy là ân ban của Thiên Chúa, nhưng con người cũng cần phải cộng tác
với ân ban của Chúa để được đón nhận đức tin.
Khi nói “Bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây,
để cho thế gian được sống", Đức Giêsu muốn nêu bật giá trị cái chết
của Người trên thập giá, bởi vì chính lúc trên thập giá là lúc Đức
Giêsu trao ban trọn vẹn bánh hằng sống của Người cho chúng ta. Nhưng
đồng thời “Tôi là bánh từ trời” cũng chính là Lời Chúa, Đức Giêsu là
Lời của Chúa Cha. Lời Chúa là Bánh Hằng Sống. Vì thế, khi chúng ta
đón nhận Lời chúa, cũng là lúc chúng ta đón nhận “Bánh từ trời”, “Bánh
hằng sống”.
Lạy Chúa Giêsu, conngười ngày nay thường khó
chấp nhận những gì họ không kiểm chứng được, vì thế họ bám chặt vào
của cải trần thế hơn. Xin ban cho chúng con một đức tin vững vàng để
trong mọi hoàn cảnh, chúng con biết bám vào “Bánh hằng sống” hơn là
lệ thuộc của cải trần gian. Amen.
(Theo Học viện Đa Minh)
BỮA ĂN CHIỀU CUỐI CÙNG
Leonardo da Vinci vẽ bức "Bữa ăn chiều cuối cùng"
(The last supper) mất bảy năm liền. Đó là bức tranh vẽ Chúa Jesus và mười hai vị
tông đồ trong bữa ăn cuối cùng trước khi Chúa bị Judas phản bội.
Leonardo
tìm người mẫu rất công phu. Giữa hàng ngàn thanh niên, ông chọn được một chàng
trai 19 tuổi có gương mặt thánh thiện, một nhân cách tinh khiết tuyệt đối để
làm mẫu vẽ Chúa Jesus. Da Vinci làm việc không mệt mỏi suốt sáu tháng trước
chàng trai, và hình ảnh Chúa Jesus được hiện trên bức vẽ.
Sáu
năm tiếp theo ông lần lượt vẽ xong 12 vị tông đồ, chỉ còn có Judas, vị môn đồ
đã phản bội Chúa vì 30 đồng bạc, tương đương 16.96 đô la Mỹ.
Hoạ sĩ
muốn tìm một người đàn ông có khuôn mặt hằn lên sự hám lợi, lừa lọc, đạo đức giả
và cực kỳ tàn ác. Khuôn mặt đó phải toát lên tính cách của kẻ sẵn sàng bán đứng
người bạn thân nhất, người thầy kính yêu nhất của chính mình... Cuộc tìm kiếm
dường như vô vọng. Bao nhiêu gương mặt xấu xa nhất, độc ác nhất, Vinci đều thấy
rằng chưa đủ để bộ lộ cái ác của Judas. Một hôm, Vinci được thông báo rằng có một
kẻ mà ngoại hình có thể đáp ứng được yêu cầu của ông. Hắn đang ở trong một hầm
ngục ở Roma, bị kết án tử hình vì giết người và phạm rất nhiều tội ác tày trời
khác.
Da Vinci lập tức lên đường đến Roma. Trước mắt ông là một gã đàn ông nước da đen sậm với mái tóc dài bẩn thỉu phủ xoà xuống mặt, một khuôn mặt xấu xa, độc ác tự nó nói lên nhân cách của một kẻ hoàn toàn bị tha hoá. Đúng, đây là Judas! Được sự cho phép đặc biệt của Đức Vua, người tù được đưa tới Milan nơi bức tranh đang được vẽ dở. Mỗi ngày, tên tù im lặng ngồi trước Da Vinci và hoạ sĩ thiên tài cần mẫn với công viêc truyền tải vào bức tranh diện mạo của kẻ phản phúc.
Khi
nét vẽ cuối cùng hoàn thành, kiệt sức vì phải đối mặt với cái ác một thời gian
dài, Vinci quay sang bảo lính gác "Các ngươi đem hắn đi đi...". Lính
canh túm lấy kẻ tử tù, nhưng hắn đột nhiên vùng ra và lao đến quì xuống bên chân Da Vanci, khóc nấc lên:
"Ôi, ngài Da Vinci! Hãy nhìn con! Ngài không nhận ra con
ư?"
Da Vinci
quan sát kẻ mà suốt sáu tháng qua ông đã liên tục nhìn mặt. Cuối cùng ông đáp:
"Không, ta chưa từng nhìn thấy ngươi cho đến khi ngươi được đưa đến cho ta
từ hầm ngục ở Roma...". Tên tử tù kêu lên "Ngài Vinci... Hãy nhìn kỹ
lại tôi! Tôi chính là người mà bảy năm trước ông đã chọn làm mẫu để vẽ Chúa
Jesus..."
Câu
chuyện này có thật, như bức tranh "Bữa ăn chiều cuối cùng" là có thật.
Chàng trai đã từng được chọn làm hình mẫu của Chúa Jesus chỉ sau hơn hai ngàn
ngày, đã tự biến mình thành hình tượng hoàn hảo của kẻ phản bội ghê gớm nhất
trong lịch sử.
Tương lai không hề được định trước. Chính chúng ta
là người quyết định số phận của chính mình.
Ngày nay, cái ăn vẫn là nhu cầu của con người, nhưng người ta đã lợi dụng nó...
10 món ăn hàng hiệu đắt đỏ bậc nhất
Saffron
Đây
được coi là loại gia vị quý hiếm và đắt giá bậc nhất. Saffron được lấy từ nhuỵ
loài hoa nghệ tây trồng ở Morocco
và Iran.
Sở dĩ saffron quý hơn vàng là bởi loài hoa nghệ tây này chỉ nở trong một thời
gian rất ngắn, cuối tháng 10 và đầu tháng 11.
Việc
thu hoạch nó cũng rất kì công. Người ta phải hái nó khi có ánh nắng mặt trời, tất
nhiên, phải hái bằng tay, thật nhẹ rồi ngắt nhuỵ hoa có hình dạng giống như sợi
dây nhưng lại phải hạn chế ánh nắng chiếu vào để không mất đi hương thơm. Sau
đó, nhuỵ hoa sẽ được đem đi phơi nhưng chỉ phơi để nhuỵ có một độ khô nhất định
nào đó, nếu không vị đắng đặc trưng của saffron sẽ không còn.
Saffron kì công đến mức,
để có 1kg Saffron cần không dưới 200.000 bông hoa. Và có lẽ bởi vậy mà nó có
cái giá rất chát, $3.000-6.000/1kg.
Dưa hấu Dansuke
Giống dưa hấu này từng
lập kỉ lục với giá $6.100 cho một quả nặng 7kg. Theo giới ẩm thực đánh giá thì
giống dưa hấu đen này có một độ ngọt và giòn cùng hương vị hơn hẳn mọi giống
dưa hấu khác. Dansuke chỉ được trồng trên hòn hảo Hokkaido, ở miền bắc Nhật Bản và chỉ thổ nhưỡng
của hòn đảo này mới mang lại hương vị hảo hạng cho Dansuke. Dansuke quý hiếm
cũng một phần vì mỗi vụ thu hoạch chỉ chừng 65 quả.
Dưa vàng Yubari
Giống dưa vàng này được
trồng ở Yubari, vẫn trên hòn đảo Hokkaido
của Nhật Bản. Năm 2008, Yubari đã được bán với giá cao ngất ngưởng $26.000.
Theo giới sành ăn thì chính đặc tính thổ nhưỡng và những lớp tro từ núi lửa
phun trào đã mang đến cho vùng đất này những ưu đãi đặc biệt. Nhờ đó, dưa có một
vị ngọt, thơm mà không một vùng đất nào sánh được.
Nấm Matsutake
Nhắc đến Matsutake,
giới ẩm thực vẫn tấm tắc ngợi ca nó như vua của hương vị mùa thu hay vua của
các loài nấm. Sở dĩ vậy là bởi loài nấm này chỉ có ở mùa thu và ngày càng quý
hiếm. Matsutake cũng là một trong những loài nấm không thể trồng nhân tạo. Nó
chỉ mọc ở khu rừng có nhiều cây tùng. Thú vị ở chỗ, cây tùng nào tốt thì nấm mọc
rất ít. Và khi cây nấm đã được hái, chính tại chỗ đó sẽ không bao giờ mọc thêm
một cây nấm khác. Matsutake có giá chừng $1.000/kg.
Chocopologie by Knipschildt
Loại chocolate đắt nhất
thế giới này được làm bởi Chocopologie by Knipschildt. Nó có giá $2.600/pound
và được làm hoàn toàn thủ công. Chứa 70% cacao Valrhona và nấm đen,
Chocopologie by Knipschildt chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng. Bí quyết của loại
chocolate đắt nhất thế giới này được phát hiện bởi Fritz Knipchildt, một tay thợ
làm chocolate nức tiếng của Đan Mạch. Sau đó, Fritz Knipchildt chuyển đến Anh
và thành lập nhãn hiệu chocolate xa xỉ này năm 1996.
Thịt bò Kobe
Một cái tên quá quen
thuộc nhưng luôn được nhắc đến trong bảng danh sách những món ăn đắt nhất thế
giới. Thịt bò Kobe
là sản phẩm của giống bò Wagyu nổi tiếng của Nhật Bản. Việc chăn nuôi nó là cả
một câu chuyện hay ho và thú vị. Nó được cưng phụng hệt các ông hoàng, chăn
nuôi bằng bia thậm chí massage và nghe nhạc Mozart, Beethoven... Việc chăm sóc
khắt khe này bắt đầu ngay khi chúng vừa lọt lòng. Theo người dân ở đây cho biết,
thịt bò sẽ ngon khi chúng được hạnh phúc. Đấy cũng là lý do vì sao một kg thịt
bò Kobe loại đặc
biệt có mức giá không dưới $1.000.
Trứng cá muối Almas
Trong tiếng Iran
Almas có nghĩa là kim cương. Đấy là lý do vì sao trứng cá muối Almas được mệnh danh là ông vua trên bàn tiệc
và vua của các món ăn quý tộc. Điều đó không có gì lạ bởi món ăn này có nguyên
liệu chính từ những con cá tầm trắng có tuổi thọ hơn trăm tuổi. Thông thường,
món ăn này có giá $8.400-15.500. Còn những sản phẩm đặc biệt của The Caviar
House and Punier với hộp bằng vàng và người mua phải chờ đến ...4 năm có giá tới
$25.000.
Nấm trắng Truffle
Loài nấm quý tộc này
từng lập một kỉ lục khiến ngay cả những người sành sỏi nhất cũng phải ngỡ ngàng
$330.000 cho một cây nấm. Tuy nhiên, giá nấm Truffle thông thường dao động từ
$1.360-$4.200. Loại nấm này chỉ mọc ở Italia và Croatia.
Súp yến
Được ví như "trứng
cá muối của phương Đông", món ăn này tồn tại ở Trung Hoa không dưới 400
năm. Theo giới ẩm thực, súp yến hảo hạng nhất phải từ những tổ yến ở miền Nam
Trung Quốc. Đây cũng là một trong những món cao lương mĩ vị vừa có chất dinh dưỡng,
vừa có khả năng chữa bệnh, làm đẹp da. Giá: $910-$4.535.
Foie Gras
Được ca tụng như một
tinh hoa của ẩm thực Pháp, để có một kg gan ngỗng
béo đòi hỏi phải rất kì công. Người ta phải kĩ càng từ khâu chọn giống đến khi
lấy gan chế biến món ăn. Ngỗng phải tuân thủ một chế độ chăn nuôi nghiêm ngặt,
đặc biệt là giai đoạn cho ăn vỗ béo trong hai tuần vào tháng thứ ba. Gan ngỗng
nổi tiếng nhất được sản xuất ở vùng Périgord, tây nam nước Pháp.
(Theo sanhdieu)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét