"Vậy anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng
nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo Ngày ấy như một chiếc lưới bất thần
chụp xuống đầu anh em, vì Ngày ấy sẽ ập xuống trên mọi dân cư khắp mặt đất. Vậy
anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy
đến và đứng vững trước mặt Con Người." (Lc 21,34-36)
Tìm kiếm Blog này
Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012
Thánh An-rê tông đồ
Người đang đi dọc theo biển hồ Ga-li-lê, thì thấy hai
anh em kia, là ông Si-môn, cũng gọi là Phê-rô, và người anh là ông An-rê, đang
quăng chài xuống biển, vì các ông làm nghề đánh cá. Người bảo các ông:
"Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người
như lưới cá." Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà đi theo Người. (Mt 4, 18-20)
Anrê theo tiếng Hy Lạp có ý nghĩa là: trượng phu và
thanh nhã. Ngài được nhắc tới nhiều lần trong Tân Ước. Thánh Gioan Baotixita đã
giới thiệu Anrê và môn đệ khác với Chúa Giêsu. Ðáp lại lời gọi của Chúa: “Hãy
theo Ta, Ta sẽ làm cho các ngươi thành những kẻ chài lưới người”, Anrê và Phêrô
đã bỏ mọi sự mà theo Chúa. Khi Chúa Giêsu ở đền thờ ra đi và nói tiên tri về sự
tàn phá thành Thánh, Anrê đã hỏi Chúa xem khi nào việc đó sẽ xảy ra.
Sau khi Chúa sống lại, Anrê và các tông đồ khác lên
đường rao giảng Tin Mừng. Chúng ta không có được những sử liệu về cuộc hành
trình truyền giáo của ngài, trừ một một đoạn văn sau đây đề cập đến cuộc tử đạo
của ngài: “Quan lãnh sự Akai bắt trói thánh nhân vào cột đá để cho chết dần
chết mòn. Dân chúng nhất quyết can thiệp để xin quan tha cho ngài, nhưng thánh
nhân muốn vui lòng chấp nhận cái chết anh dũng vì danh Chúa để nên giống như
Chúa”. Năm 357, giáo chủ thành Alexandrie đem hài cốt ngài về Constantinople.
Nhiều nhà thờ ở La Mã và bên Anh đã được xây cất dâng
kính thánh Anrê, Giáo Hội đã ghi tên ngài vào “Lời nguyện hiệp nhất” trong
thánh lễ.
Châu Kiến Long
Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012
Ngày cuối cùng
Nhân có mấy người nói về Đền Thờ được trang hoàng bằng những viên đá đẹp và
những đồ dâng cúng, Đức Giê-su bảo: "Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó
sẽ có ngày bị tàn phá hết, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào." Họ hỏi
Người: "Thưa Thầy, vậy bao giờ các sự việc đó sẽ xảy ra, và khi sắp xảy
ra, thì có điềm gì báo trước? "
Đức Giê-su đáp: "Anh em hãy coi chừng kẻo bị lừa gạt, vì sẽ có nhiều
người mạo danh Thầy đến nói rằng: "Chính ta đây", và: "Thời kỳ
đã đến gần"; anh em chớ có theo họ. Khi anh em nghe có chiến tranh, loạn
lạc, thì đừng sợ hãi. Vì những việc đó phải xảy ra trước, nhưng chưa phải là
chung cục ngay đâu". Rồi Người nói tiếp: "Dân này sẽ nổi dậy chống
dân kia, nước này chống nước nọ. Sẽ có những trận động đất lớn, và nhiều nơi sẽ
có ôn dịch và đói kém; sẽ có những hiện tượng kinh khủng và điềm lạ lớn lao từ
trời xuất hiện.
(Lc 21,5-11)
Làm chứng cho Thầy
"Nhưng trước khi tất cả các sự ấy xảy ra, thì người
ta sẽ tra tay bắt và ngược đãi anh em, nộp anh em cho các hội đường và bỏ tù,
điệu anh em đến trước mặt vua chúa quan quyền vì danh Thầy. Đó sẽ là cơ hội để
anh em làm chứng cho Thầy. Vậy anh em hãy ghi lòng tạc dạ điều này, là anh em đừng
lo nghĩ phải bào chữa cách nào. Vì chính Thầy sẽ cho anh em ăn nói thật khôn
ngoan, khiến tất cả địch thủ của anh em không tài nào chống chọi hay cãi lại được.
Anh em sẽ bị chính cha mẹ, anh chị em, bà con và bạn hữu bắt nộp. Họ sẽ giết một
số người trong anh em. Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng dù
một sợi tóc trên đầu anh em cũng không bị mất đâu. Có kiên trì, anh em mới giữ
được mạng sống mình. (Lc 21,12-19)
Ngày 28 tháng Mười Một
Thánh Anrê TRẦN VĂN TRÔNG, quân nhân
(+ 1835)
Thánh Anrê Trần Văn Trông là con duy nhất của một bà góa đạo đức thuộc làng
Kim Long (Huế). Lúc 20 tuổi, ngài là thợ dệt lụa trong hoàng cung. Khi có lệnh
cấm đạo, tất cả thợ dệt bị ép buộc bước qua Thánh Giá, ai bất tuân, sẽ bị đánh
đòn dã man, nhưng chỉ có mình ngài giữ vững đức tin đến cùng. Bị bắt và giam
tại Kham Dương, ngài luôn được bà mẹ an ủi và khích lệ. Sau nửa năm trong tù,
ngài bị kết án tử. Sáng ngày 28-11-1835, ngài bị xử chém tại pháp trường An Hòa
(Huế), khi mới 27 tuổi.
Ngày 27-05-1900, Ðức Lêô XIII đã phong ngài lên bậc Chân Phước và Ðức Thánh
Cha Gioan Phaolô II đã tôn phong Hiển Thánh ngày 19-06-1988.
Châu-Kiên-Long
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, vị tử đạo tuyệt vời,
Chúa đưa chúng con vào thế giằng co liên tục.
Chúa vừa chọn chúng con ra khỏi thế gian,
lại vừa sai chúng con vào trong thế gian đó.
Thế gian này vàng thau lẫn lộn.
Có khi vàng chỉ là lớp mạ bên ngoài.
Xin cho chúng con giữ được bản lãnh của mình,
giữ được vị mặn của muối,
và sức tác động của men,
để đem đến cho thế gian
một linh hồn, một sức sống.
Chúng con chẳng sợ mình bỏ đạo,
chỉ sợ mình bỏ sống đạo
vì bị quyến rũ bởi bao thú vui trần thế.
Xin cho chúng con đừng bao giờ quên rằng
chúng con mang dòng máu của các vị tử đạo,
những người đã đặt Chúa lên trên mạng sống.
Lạy Chúa Giêsu, nếu thế gian ghét chúng con,
thì xin cho chúng con cảm thấy niềm vui
của người được diễm phúc nên giống Chúa. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu,
SJ
Chứng nhân đức tin
Nhân có mấy người nói về Đền Thờ được trang hoàng bằng những viên đá đẹp và
những đồ dâng cúng, Đức Giê-su bảo: "Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó
sẽ có ngày bị tàn phá hết, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào." Họ hỏi
Người: "Thưa Thầy, vậy bao giờ các sự việc đó sẽ xảy ra, và khi sắp xảy
ra, thì có điềm gì báo trước? "
Đức Giê-su đáp: "Anh em hãy coi chừng kẻo bị lừa gạt, vì sẽ có nhiều
người mạo danh Thầy đến nói rằng: "Chính ta đây", và: "Thời kỳ
đã đến gần"; anh em chớ có theo họ. Khi anh em nghe có chiến tranh, loạn
lạc, thì đừng sợ hãi. Vì những việc đó phải xảy ra trước, nhưng chưa phải là
chung cục ngay đâu". Rồi Người nói tiếp: "Dân này sẽ nổi dậy chống
dân kia, nước này chống nước nọ. Sẽ có những trận động đất lớn, và nhiều nơi sẽ
có ôn dịch và đói kém; sẽ có những hiện tượng kinh khủng và điềm lạ lớn lao từ
trời xuất hiện.
(Lc 21,5-11)
Hội Thánh thời nào cũng cần những người dám sống vì đức tin,
Ước gì ngọn lửa đức tin
Ước gì máu thắm của các ngài
Suy niệm:
Trong số 117 vị Tử Ðạo Việt Nam, được phong thánh năm
1988,
có một phụ nữ duy nhất, mẹ của 6 người con.
Ðó là bà Anê Lê Thị Thành, còn gọi là bà Ðê.
Trước khi là một anh hùng tử đạo,
bà đã là một người mẹ hiền gương mẫu.
“Thân mẫu chúng tôi rất chăm lo việc giáo dục các con.
Chính người dạy chúng tôi đọc chữ và học giáo lý,
sau lại dạy cách dự thánh lễ và xưng tội rước lễ.”
Ðó là lời khai của cô con gái út trước giáo quyền.
Nhà bà Ðê là nơi các linh mục trú ẩn.
Buổi sáng lễ Phục Sinh năm 1861,
quan Tổng Ðốc Nam Ðịnh cho quân bao vây làng của bà.
Bà Ðê bị bắt lúc đã 60 tuổi.
Bà bị đánh đập tra tấn, bị ép phải chối đạo,
bị lôi qua Thánh Giá, bị bỏ rắn độc vào người.
Khi con gái đến thăm bà trong nhà giam,
đau đớn vì thấy quần áo mẹ loang đầy vết máu,
bà đã an ủi con với một niềm lạc quan lạ lùng:
“Con đừng khóc, mẹ mặc áo hoa hồng đấy,
mẹ vui lòng chịu khổ vì Chúa Giêsu, sao con lại khóc?”
Sau ba tháng chịu đủ mọi cực hình,
người phụ nữ ấy đã hiến đời mình cho Chúa.
Cuộc đời của vị thánh nữ tiên khởi của Việt Nam
là một sức nâng đỡ lớn cho chúng ta.
Thiên Chúa đã làm điều phi thường
nơi một người phụ nữ già nua, yếu đuối.
Quan “Hùm Xám” tỉnh Nam Ðịnh cũng phải bó tay
trước sự yếu đuối kiên vững của bà.
Khôn ngoan và đơn sơ, can đảm chịu đau khổ,
bà thánh Ðê đã phó mặc cho Chúa đời mình.
Bà chẳng lo phải nói gì, phải làm gì trước tòa án,
vì sức mạnh của Thánh Thần ở với bà.
Hội Thánh thời nào cũng cần những người dám sống vì đức tin,
dám làm chứng cho Chúa trước mặt người đời.
Sống đức tin là một loại tử đạo không đổ máu,
không đòi hy sinh mạng sống,
nhưng lại đòi hy sinh cả tương lai vững vàng ổn định.
Mỗi ngày, chúng ta thường bị đặt trước những chọn lựa,
trước thập giá của Ðức Giêsu,
y hệt như các vị tử đạo ngày xưa.
Có khi chúng ta đã bước qua thập giá, khi chọn mình,
đã chối Chúa bằng chính cuộc sống.
Càng có tự do, ta lại càng dễ sa sút đức tin.
Tiền bạc, tiện nghi, khoái lạc vẫn là những thụ tạo
gây ra những cuộc bách hại êm ả và khủng khiếp
mà cuối cùng chúng ta cũng phải đối diện.
Ước gì chúng ta không để mất đức tin
được mua bằng giá máu của bao vị tử đạo,
và ước gì chúng ta không ngừng chuyển giao đức tin ấy
cho hơn 80 triệu đồng bào trên quê hương.
Cầu nguyện:
Lạy các thánh tử đạo Việt Nam,
các ngài đã dám sống đến cùng
ơn gọi kitô hữu
trong một hoàn cảnh khó khăn
nguy hiểm.
Sự hy sinh của các ngài
cho thấy tình yêu mạnh hơn sự
chết
và chết là cửa mở vào cõi sống
bất diệt.
Dù mang phận người yếu đuối,
nhưng nhờ ơn Chúa đỡ nâng,
các ngài đã chiến thắng khải
hoàn.
Xin cầu cho chúng con là con
cháu các ngài
biết can trường sống đức tin
của bậc cha anh
trong một thế giới vắng bóng
Thiên Chúa,
biết nhiệt thành làm chứng về
tình yêu
bằng một đời hiến thân phục
vụ.
Ước gì ngọn lửa đức tin
mà các ngài đã thắp lên
bằng cuộc sống và cái chết,
được bừng tỏa trên Tổ quốc
Việt Nam.
Ước gì máu thắm của các ngài
thấm vào mảnh đất quê hương
để công cuộc truyền giáo sinh
nhiều hoa trái.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu,
SJ
Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012
Hết tấm lòng
(Lc 21,1-4)
Sau 25 năm phát hiện chị gái
là mẹ ruột tôi
Một ngày, có người đàn ông lạ hẹn gặp tôi. Ông
đưa kết quả xét nghiệm ADN, nói là cha tôi và khẳng định Huyền không phải chị
gái, mà chính là mẹ ruột của tôi.
Tôi thấy đời mình như một kịch bản phim ngớ ngẩn và vô lý do một đạo diễn
thất thế nghĩ ra nhằm câu khách thiên hạ. Khi sự thật được tiết lộ, tôi chết
lặng trong bàng hoàng và sửng sốt. Tôi không rõ đây là bi kịch hay là điều may
mắn của mình nhưng tôi ước, giá mà cho tận tới lúc chết, tôi vẫn không biết
chút gì về sự thật này, giá mà mẹ đừng bao giờ nói với tôi.
Một tháng trước, có một người đàn ông lạ đến tìm và nói rằng, ông là ba của tôi. Điều đó càng được khẳng định chắc chắn hơn khi ông đưa cho tôi xem kết quả xét nghiệm ADN và vài chữ viết nhanh của bác sĩ kết luận rằng giữa tôi và ông ta có quan hệ huyết thống cha con. Tôi cười nhạt và cho rằng đó đơn giản chỉ là một vở kịch vụng về. Người đàn ông kia có lẽ muốn xin chút tiền từ số gia sản kếch xù mà tôi được nhận từ bố mẹ của mình.
Nhưng khi Huyền, chị gái tôi lên tiếng xác nhận thì tôi buộc phải tin đó là sự thật và thậm chí, tôi còn phải chấp nhận thêm một sự thật khác rằng Huyền không phải là chị gái của tôi, mà đó là mẹ ruột mình.
Khi chưa biết sự thật này, tôi là con trai trong một gia đình giàu có, trên tôi là một chị gái tên Huyền. Chị Huyền hơn tôi 16 tuổi. Vì nhà chỉ có 2 chị em nên chúng tôi rất thân nhau. Thế nhưng, khi tôi còn nhỏ, chị Huyền rất ít khi chơi với tôi. Bố mẹ nói chị có chuyện buồn nên tôi không được quấy rầy hay làm phiền chị.
Mãi đến khi tôi vào lớp 1, chị mới cởi mở với tôi hơn và dần dần chị thay bố mẹ chăm sóc tôi, bởi 2 người còn bận rộn chuyện kinh doanh mà chị Huyền khi ấy đã tốt nghiệp đại học nhưng chị không đi làm. Tôi cũng không thấy chị có bạn bè bởi cả ngày ngoài chuyện đưa tôi đi học, đón tôi về, đưa tôi đi chơi, nấu nướng cho tôi ăn thì chị chẳng hề gặp gỡ bất cứ ai. Nhưng tôi chẳng mấy để ý chuyện đó.
Cho cả đến khi lớn lên và biết suy nghĩ, tôi vẫn cho rằng tính chị khép kín, không thích giao thiệp rộng rãi nên chị mới có ít bạn và thích ở nhà nhiều như vậy. Tôi vẫn thường gọi đùa chị Huyền là bà cô già vì chị quản lý tôi rất chặt, hơn cả bố mẹ. Chị đề ra quy định về thời gian, quy định về việc gặp gỡ và kết bạn, quy định cả về cách ăn mặc và nói năng của tôi. Nếu tôi có thắc mắc, bố mẹ chỉ cười nói: "Chị chỉ muốn tốt cho con mà thôi". Dù rất khó chịu với "bà cô già" này nhưng tôi rất yêu thương chị, đơn giản vì chị là người thân của tôi.
Năm tôi 20 tuổi, bố mẹ đột ngột mất trong một tai nạn xe hơi, trong nhà chỉ còn lại 2 chị em. Tôi vẫn đang tuổi ăn, tuổi chơi nên không thể thay bố mẹ gánh vác chuyện công ty. Chị Huyền đã nhận lấy việc đó. Bây giờ khi ngồi viết lại những chuyện trong quá khứ, tôi mới nhớ ra rằng chị chưa một lần yêu ai hoặc ít nhất đó là những gì tôi biết.
Chị có rất ít bạn bè, không gặp gỡ, hẹn hò với bất cứ người đàn ông nào. Nếu tôi có hỏi thì chị chỉ bảo đợi tôi lấy vợ xong chị mới đi lấy chồng. Tất nhiên, chị tôi có nhiều người để ý, theo đuổi. Có người còn khốn khổ vì không được chị tôi đáp lại nhưng chị tôi vẫn cứ dửng dưng như vậy.
36 tuổi, chị trở thành Tổng Giám đốc của một công ty truyền thông lớn. Tôi sợ chị không làm được bởi trước giờ chị vẫn sống khép kín, không giao lưu nhiều với xã hội, vị trí Tổng Giám đốc dường như không mấy hợp với chị. Nhưng tôi đã nhầm, chị điều hành mọi thứ rất trôi chảy. Nhìn chị đĩnh đạc trong cương vị mới, tôi không khỏi ngạc nhiên bởi đó là hình ảnh về một chị Huyền khác hẳn với chị mà tôi thường nhìn thấy.
25 tuổi, tôi bắt đầu vào công ty học việc và dần dần thay chị đảm nhận việc của công ty. Chị nói chỉ làm giúp tôi chừng ấy năm thôi, còn lại tôi phải tự lo liệu. Tôi đồng ý và cố gắng làm mọi chuyện thật tốt. Tôi muốn chị tôi có thời gian để dành riêng cho bản thân bởi chị đã ngoài 40 và vẫn chưa lấy chồng. Chị nói không muốn lấy chồng và có ý định quy y cửa Phật. Tôi kịch liệt phản đối chuyện này. Nhà tôi chỉ còn 2 chị em, nếu chị đi tu, tôi sẽ giống như một đứa trẻ mồ côi không người thân thích.
Chị lại nói sẽ đợi tôi có vợ, có con rồi chị mới đi tu. Việc này tôi cũng không đồng ý. Tôi thấy chị cứ u uẩn sống trong khi với điều kiện của chúng tôi, chị hoàn toàn có thể sống vui vẻ, hưởng thụ cuộc sống, đi du lịch đó đây. Tôi vẫn không hiểu vì sao chị cứ sống như thể cả thế giới đang quay lưng lại với chị cho đến ngày người đàn ông lạ xuất hiện. Ông ta hẹn gặp tôi ở ngoài. Vì không rõ đó là ai và công việc quá nhiều nên tôi từ chối nhưng khi ông ta nói có chuyện liên quan tới chị Huyền cần nói cho tôi biết thì tôi đổi ý.
Chỗ hẹn gặp mặt của chúng tôi là một quán cà phê nhỏ nằm sâu trong ngõ, dù nhỏ nhưng quán được bài trí rất đẹp. Người đàn ông lạ tự giới thiệu ông ta tên Tân. Tôi đoán chừng ông ta phải gần 60 tuổi, có phong thái đạo mạo, điềm tĩnh và cách nói chuyện thể hiện rằng ông là một người quyền lực. Ông không nói chuyện vòng vo mà khi vừa bắt đầu, ông đã nói, ông là bố của tôi, bố ruột.
Sau vài giây sững người, ngạc nhiên, tôi trấn tĩnh lại bởi cho rằng người đàn ông này đã nhận nhầm người hoặc ông ta đang tạo kịch để nhòm vào tài sản của gia đình tôi. Ông đưa kết quả xét nghiệm ADN cho tôi. Tôi vẫn không tin. Ông nói, tôi có thể gọi chị Huyền đến để kiểm chứng, để ba mặt một lời. "Cũng không phải là chị Huyền đâu, đó là mẹ ruột của con". Ông nói nhẹ như không, còn đối với tôi thì câu nói này quả thực là một cú sốc lớn.
Tôi không hiểu có chuyện gì đang diễn ra trong cuộc đời mình. Chị Huyền đến, ngay khi nhìn thấy người đàn ông kia, nét mặt chị chuyển biến. Tôi nói cho chị về những điều người đàn ông kia khẳng định và mong mỏi một cái lắc đầu từ phía chị. Thế nhưng chị Huyền không nói gì, chị cũng không phủ nhận. Chừng ấy là đủ cho tôi hiểu những gì ông Tân nói đều là sự thật. Khi ông Tân rời đi, chị Huyền mới bắt đầu nói.
Chị thừa nhận những gì người đàn ông kia nói là đúng. Chị yêu ông ta khi 16 tuổi còn ông ta khi đó đã ngoài 30, đã có vợ con. Chị sinh tôi khi còn quá trẻ nên ông bà ngoại đã quyết định nhận tôi làm con trai của họ để che giấu việc đáng xấu hổ là con gái duy nhất của họ chửa hoang. Và tôi đã sống với thân phận là con trai của ông bà ngoại hơn 20 năm trời. Không một ai biết sự thật ấy ngoài ông bà ngoại, chị Huyền và người đàn ông kia.
Chị Huyền nói ông ta muốn nhận con. Ông ta không cần đến tài sản của gia đình chúng tôi bởi ông là một người đàn ông giàu có và quyền lực. Ông ta muốn nhận con bởi vợ ông không sinh được đứa con trai nào để nối nghiệp. Lý do quá nực cười! Bởi nếu ông ta đã có con trai thì chắc chắn ông ta sẽ không bao giờ quay lại tìm tôi, để xem đứa con rơi này đã sống như thế nào. Dù cho ông ta là bố đẻ của tôi thật nhưng tôi không hề có ý định nhận bố.
Chuyện khiến tôi khó nghĩ và buồn nhiều nhất là chị Huyền. Tôi không cách nào chấp nhận chị là mẹ của tôi bởi cái suy nghĩ chị là chị gái đã ăn sâu vào trong tiềm thức. Chị là mẹ của tôi sao? Còn có chuyện nào đáng sửng sốt và nực cười hơn câu chuyện này? Hóa ra, đó là lý do vì sao chị tôi từng ấy năm trời không hề yêu ai, từng ấy năm trời chị lo lắng, chăm sóc cho tôi.
Tôi đã chuyển ra ngoài sống mấy tuần nay. Tôi không biết làm thế nào để gặp và nói chuyện với chị. Sự thật này chắc chắn tôi sẽ phải chấp nhận nhưng không phải bây giờ. Tôi chưa nghĩ ra cách để nghĩ về chị Huyền như là mẹ của tôi. Thế nên, tôi chọn cách chạy trốn.
Một tháng trước, có một người đàn ông lạ đến tìm và nói rằng, ông là ba của tôi. Điều đó càng được khẳng định chắc chắn hơn khi ông đưa cho tôi xem kết quả xét nghiệm ADN và vài chữ viết nhanh của bác sĩ kết luận rằng giữa tôi và ông ta có quan hệ huyết thống cha con. Tôi cười nhạt và cho rằng đó đơn giản chỉ là một vở kịch vụng về. Người đàn ông kia có lẽ muốn xin chút tiền từ số gia sản kếch xù mà tôi được nhận từ bố mẹ của mình.
Nhưng khi Huyền, chị gái tôi lên tiếng xác nhận thì tôi buộc phải tin đó là sự thật và thậm chí, tôi còn phải chấp nhận thêm một sự thật khác rằng Huyền không phải là chị gái của tôi, mà đó là mẹ ruột mình.
Khi chưa biết sự thật này, tôi là con trai trong một gia đình giàu có, trên tôi là một chị gái tên Huyền. Chị Huyền hơn tôi 16 tuổi. Vì nhà chỉ có 2 chị em nên chúng tôi rất thân nhau. Thế nhưng, khi tôi còn nhỏ, chị Huyền rất ít khi chơi với tôi. Bố mẹ nói chị có chuyện buồn nên tôi không được quấy rầy hay làm phiền chị.
Mãi đến khi tôi vào lớp 1, chị mới cởi mở với tôi hơn và dần dần chị thay bố mẹ chăm sóc tôi, bởi 2 người còn bận rộn chuyện kinh doanh mà chị Huyền khi ấy đã tốt nghiệp đại học nhưng chị không đi làm. Tôi cũng không thấy chị có bạn bè bởi cả ngày ngoài chuyện đưa tôi đi học, đón tôi về, đưa tôi đi chơi, nấu nướng cho tôi ăn thì chị chẳng hề gặp gỡ bất cứ ai. Nhưng tôi chẳng mấy để ý chuyện đó.
Cho cả đến khi lớn lên và biết suy nghĩ, tôi vẫn cho rằng tính chị khép kín, không thích giao thiệp rộng rãi nên chị mới có ít bạn và thích ở nhà nhiều như vậy. Tôi vẫn thường gọi đùa chị Huyền là bà cô già vì chị quản lý tôi rất chặt, hơn cả bố mẹ. Chị đề ra quy định về thời gian, quy định về việc gặp gỡ và kết bạn, quy định cả về cách ăn mặc và nói năng của tôi. Nếu tôi có thắc mắc, bố mẹ chỉ cười nói: "Chị chỉ muốn tốt cho con mà thôi". Dù rất khó chịu với "bà cô già" này nhưng tôi rất yêu thương chị, đơn giản vì chị là người thân của tôi.
Năm tôi 20 tuổi, bố mẹ đột ngột mất trong một tai nạn xe hơi, trong nhà chỉ còn lại 2 chị em. Tôi vẫn đang tuổi ăn, tuổi chơi nên không thể thay bố mẹ gánh vác chuyện công ty. Chị Huyền đã nhận lấy việc đó. Bây giờ khi ngồi viết lại những chuyện trong quá khứ, tôi mới nhớ ra rằng chị chưa một lần yêu ai hoặc ít nhất đó là những gì tôi biết.
Chị có rất ít bạn bè, không gặp gỡ, hẹn hò với bất cứ người đàn ông nào. Nếu tôi có hỏi thì chị chỉ bảo đợi tôi lấy vợ xong chị mới đi lấy chồng. Tất nhiên, chị tôi có nhiều người để ý, theo đuổi. Có người còn khốn khổ vì không được chị tôi đáp lại nhưng chị tôi vẫn cứ dửng dưng như vậy.
36 tuổi, chị trở thành Tổng Giám đốc của một công ty truyền thông lớn. Tôi sợ chị không làm được bởi trước giờ chị vẫn sống khép kín, không giao lưu nhiều với xã hội, vị trí Tổng Giám đốc dường như không mấy hợp với chị. Nhưng tôi đã nhầm, chị điều hành mọi thứ rất trôi chảy. Nhìn chị đĩnh đạc trong cương vị mới, tôi không khỏi ngạc nhiên bởi đó là hình ảnh về một chị Huyền khác hẳn với chị mà tôi thường nhìn thấy.
25 tuổi, tôi bắt đầu vào công ty học việc và dần dần thay chị đảm nhận việc của công ty. Chị nói chỉ làm giúp tôi chừng ấy năm thôi, còn lại tôi phải tự lo liệu. Tôi đồng ý và cố gắng làm mọi chuyện thật tốt. Tôi muốn chị tôi có thời gian để dành riêng cho bản thân bởi chị đã ngoài 40 và vẫn chưa lấy chồng. Chị nói không muốn lấy chồng và có ý định quy y cửa Phật. Tôi kịch liệt phản đối chuyện này. Nhà tôi chỉ còn 2 chị em, nếu chị đi tu, tôi sẽ giống như một đứa trẻ mồ côi không người thân thích.
Chị lại nói sẽ đợi tôi có vợ, có con rồi chị mới đi tu. Việc này tôi cũng không đồng ý. Tôi thấy chị cứ u uẩn sống trong khi với điều kiện của chúng tôi, chị hoàn toàn có thể sống vui vẻ, hưởng thụ cuộc sống, đi du lịch đó đây. Tôi vẫn không hiểu vì sao chị cứ sống như thể cả thế giới đang quay lưng lại với chị cho đến ngày người đàn ông lạ xuất hiện. Ông ta hẹn gặp tôi ở ngoài. Vì không rõ đó là ai và công việc quá nhiều nên tôi từ chối nhưng khi ông ta nói có chuyện liên quan tới chị Huyền cần nói cho tôi biết thì tôi đổi ý.
Chỗ hẹn gặp mặt của chúng tôi là một quán cà phê nhỏ nằm sâu trong ngõ, dù nhỏ nhưng quán được bài trí rất đẹp. Người đàn ông lạ tự giới thiệu ông ta tên Tân. Tôi đoán chừng ông ta phải gần 60 tuổi, có phong thái đạo mạo, điềm tĩnh và cách nói chuyện thể hiện rằng ông là một người quyền lực. Ông không nói chuyện vòng vo mà khi vừa bắt đầu, ông đã nói, ông là bố của tôi, bố ruột.
Sau vài giây sững người, ngạc nhiên, tôi trấn tĩnh lại bởi cho rằng người đàn ông này đã nhận nhầm người hoặc ông ta đang tạo kịch để nhòm vào tài sản của gia đình tôi. Ông đưa kết quả xét nghiệm ADN cho tôi. Tôi vẫn không tin. Ông nói, tôi có thể gọi chị Huyền đến để kiểm chứng, để ba mặt một lời. "Cũng không phải là chị Huyền đâu, đó là mẹ ruột của con". Ông nói nhẹ như không, còn đối với tôi thì câu nói này quả thực là một cú sốc lớn.
Tôi không hiểu có chuyện gì đang diễn ra trong cuộc đời mình. Chị Huyền đến, ngay khi nhìn thấy người đàn ông kia, nét mặt chị chuyển biến. Tôi nói cho chị về những điều người đàn ông kia khẳng định và mong mỏi một cái lắc đầu từ phía chị. Thế nhưng chị Huyền không nói gì, chị cũng không phủ nhận. Chừng ấy là đủ cho tôi hiểu những gì ông Tân nói đều là sự thật. Khi ông Tân rời đi, chị Huyền mới bắt đầu nói.
Chị thừa nhận những gì người đàn ông kia nói là đúng. Chị yêu ông ta khi 16 tuổi còn ông ta khi đó đã ngoài 30, đã có vợ con. Chị sinh tôi khi còn quá trẻ nên ông bà ngoại đã quyết định nhận tôi làm con trai của họ để che giấu việc đáng xấu hổ là con gái duy nhất của họ chửa hoang. Và tôi đã sống với thân phận là con trai của ông bà ngoại hơn 20 năm trời. Không một ai biết sự thật ấy ngoài ông bà ngoại, chị Huyền và người đàn ông kia.
Chị Huyền nói ông ta muốn nhận con. Ông ta không cần đến tài sản của gia đình chúng tôi bởi ông là một người đàn ông giàu có và quyền lực. Ông ta muốn nhận con bởi vợ ông không sinh được đứa con trai nào để nối nghiệp. Lý do quá nực cười! Bởi nếu ông ta đã có con trai thì chắc chắn ông ta sẽ không bao giờ quay lại tìm tôi, để xem đứa con rơi này đã sống như thế nào. Dù cho ông ta là bố đẻ của tôi thật nhưng tôi không hề có ý định nhận bố.
Chuyện khiến tôi khó nghĩ và buồn nhiều nhất là chị Huyền. Tôi không cách nào chấp nhận chị là mẹ của tôi bởi cái suy nghĩ chị là chị gái đã ăn sâu vào trong tiềm thức. Chị là mẹ của tôi sao? Còn có chuyện nào đáng sửng sốt và nực cười hơn câu chuyện này? Hóa ra, đó là lý do vì sao chị tôi từng ấy năm trời không hề yêu ai, từng ấy năm trời chị lo lắng, chăm sóc cho tôi.
Tôi đã chuyển ra ngoài sống mấy tuần nay. Tôi không biết làm thế nào để gặp và nói chuyện với chị. Sự thật này chắc chắn tôi sẽ phải chấp nhận nhưng không phải bây giờ. Tôi chưa nghĩ ra cách để nghĩ về chị Huyền như là mẹ của tôi. Thế nên, tôi chọn cách chạy trốn.
Lân
Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)