Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

Họp mặt lớp SG3 Đại học Thuỷ lợi

Lần đầu tiên sau 15 năm kể từ ngày ra trường, vào lúc 10 giờ 00 ngày thứ bảy 23/11/2013, tại Nhà hàng Vườn Phố, Số 2 Phan Đình Giót - Phường 2 - Quận Tân Bình - TP.HCM, lớp SG3 Đại học Thuỷ lợi mới có dịp ngồi lại với nhau. Một ngày thật đáng nhớ, có người bạn từ Hà Tĩnh, Huế cho đến Buôn Ma Thuột, Tây Ninh, Trà Vinh, Cần Thơ … đã tranh thủ đến để gặp nhau, thật là xúc động. Gặp nhau tay bắt mặt mừng, cùng nhau ôn lại những kỷ niệm xưa, kể cho nhau những gì đã trải qua của 15 năm xa cách.
Sau 15 năm, nhiều người nay đã thành đạt, có người đang giữ những trọng trách trong các cơ quan nhà nước, có người là những doanh nhân, có người nay đã nghỉ hưu, cũng có người đang phải vật lộn với cuộc sống.

Gặp mặt đó, rồi lại chia tay, thôi đành chấp nhận vậy thôi. Thật may mắn, phần lớn anh chị em làm cùng nghề, nên cũng có điều kiện gặp nhau thường xuyên, tuy có người không được may mắn như thế. Dù thế nào, anh chị em cũng gặp lại nhau vào năm 2014.




















Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

Coi chừng mắc bẫy

Có bằng đại học chỉ sau một giờ!
22/11/2013 09:00


Rao là thân quen với hiệu trưởng, tự xưng giảng viên của trường ĐH, người bán trao bằng công khai ngay tại trường để tạo lòng tin cho người mua. 

Không có chuyện mua bán bằng ở Trường ĐH Kinh tế TP.HCM
Trao đổi với PV Thanh Niên, GS-TS Nguyễn Đông Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, khẳng định hoàn toàn không có chuyện mua bán bằng ở Trường ĐH Kinh tế TP.HCM. Ông Phong cũng cho biết không quen ai tên Nguyễn Văn Cư và trong trường không có giảng viên nào tên như vậy. “Vả lại, có muốn bán phôi bằng cũng không được vì Bộ quản lý phôi bằng rất chặt chẽ, dựa vào số lượng sinh viên tốt nghiệp để cấp và kiểm tra từng phôi bằng. Thậm chí, nếu phôi bằng nào bị hư hỏng cũng phải gửi công văn đến Bộ để xin đổi”, ông Phong nhấn mạnh.



Nhiều sinh viên đã quá thời gian học hoặc nợ môn và rất khó có cơ hội lấy được bằng tốt nghiệp như tìm được “phao” trước thông tin mua bán bằng “thật 100%” hết sức hấp dẫn.
Giá 20 triệu đồng
Thời gian vừa qua, nhiều sinh viên bất ngờ nhận tin nhắn rao bán bằng hết sức hấp dẫn. Chẳng hạn: “Nhận lo bằng cấp ĐH, CĐ, TCCN, chứng chỉ các loại. Tất cả có gốc 100% và nhận bằng tại phòng đào tạo của trường. Hoàn tất nợ điểm cho sinh viên. Lo đầu vào các trường năm 2013. Vì hồ sơ có hạn ưu tiên người đến trước, không nhận tiền cọc, lo xong mới nhận tiền”.

Đóng vai là người cần bằng tốt nghiệp ĐH ngành quản trị kinh doanh, chúng tôi liên hệ với số điện thoại 0923796668 để lại trong tin nhắn: Người bắt máy tự xưng là Cư và cho biết nên lấy bằng của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cho uy tín. Điều kiện làm bằng càng dễ dàng vì ông là giảng viên chính của trường này, có quan hệ rất thân tình với hiệu trưởng. Người này hối thúc chúng tôi gửi hồ sơ bằng cách chụp hộ khẩu, CMND và ảnh thẻ gửi qua email để các thầy trong trường làm bằng, lưu tên vào bảng điểm. Giá cho một tấm bằng như thế này là 20 triệu đồng.
Sau khi cung cấp đầy đủ thông tin, chỉ hơn một tiếng đồng hồ sau, người này nhắn tin lại cho chúng tôi: “Đã có bằng. Đúng 8 giờ sáng mai anh đến cổng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM (đường Nguyễn Tri Phương, Q.10 - NV) để nhận bằng tại phòng đào tạo”.
Khi được hỏi là bằng thật hay giả, người này cho biết: “Đây là bằng thật 100%. Lý do là trường xin phôi bằng của Bộ GD-ĐT cấp cho sinh viên dư và dùng phôi bằng này để bán với số lượng hạn chế ra bên ngoài”.
Sau đó, chúng tôi hỏi thêm có một người em bị nợ điểm 3 môn học của trường ĐH T. và muốn hoàn tất để lấy bằng tốt nghiệp có được không?  Người này cũng tự xưng mình quen biết với hiệu trưởng trường T. và nói đúng họ tên của hiệu trưởng trường này, rồi ra giá 3 triệu đồng/môn học. 
Có thầy hiệu trưởng ngồi chờ giao bằng!
Đúng giờ, chúng tôi có mặt tại nơi hẹn. Bất ngờ, ông Cư điện thoại đề nghị chúng tôi có mặt trước trụ sở của Ngân hàng Sacombank gần đó và giới thiệu số điện thoại của một người có tên Thành. Theo ông Cư, Thành là người thân của hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đang giữ bằng tốt nghiệp và bảng điểm của chúng tôi.
Ông Cư nhắn cho chúng tôi số tài khoản mà chủ tài khoản là Nguyễn Văn Cư và hối thúc chúng tôi chuyển trước 10 triệu đồng vào tài khoản, sau khi nhận bằng trả nốt số còn lại. Ông Cư cho biết khi thấy chúng tôi đúng là người có tên trên bằng và chuyển đủ tiền, người tên Thành sẽ giao bằng tốt nghiệp.
Chúng tôi liên lạc với Thành, người này tự xưng làm việc trong Ngân hàng Sacombank, ngay tại địa chỉ được hẹn. Thành cho biết khi chúng tôi chuyển tiền xong, anh ta sẽ có mặt để giao bằng và bảng điểm. Sau đó, qua Trường ĐH Kinh tế TP.HCM để gặp ông Cư ký vào sổ lưu bằng. Ông Cư đang ngồi chờ chúng tôi cùng thầy hiệu trưởng.
Trước diễn biến bất ngờ, chúng tôi không chuyển tiền vì cho rằng số tiền quá lớn và không có gì chắc chắn để tin tưởng. Lúc này, ông Cư gọi điện và cho biết sẽ hỏi ý kiến hiệu trưởng. Một lát sau, ông Cư gọi lại và cho biết hiệu trưởng đồng ý chúng tôi chỉ cần chuyển 5 triệu đồng thôi! Ông này cũng liên tục thuyết phục rằng chuyện này rất nhạy cảm và bí mật nên phải làm như vậy, chúng tôi cứ yên tâm vì ông ta là giảng viên, có tài khoản ngân hàng, có chuyện gì sẽ bị kiện cáo ngay. Khi chúng tôi nhất quyết đề nghị gặp mặt để đưa tiền lấy bằng, ông Cư lại “xuống nước”: “Em cứ chuyển trước 2-3 triệu để chúng tôi yên tâm rồi sẽ lấy bằng ngay”. Không thỏa thuận được, người này thông báo chúng tôi về vì trường đã quyết định hủy bằng!
Lừa chuyên nghiệp
Chúng tôi tìm hiểu trong danh sách công khai giảng viên chính của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM thì không có người nào tên Nguyễn Văn Cư.
Tiếp tục tìm hiểu, chúng tôi thấy có nhiều thông tin cảnh báo trên mạng về việc này. Có một thông tin như sau: “Mình xin chia sẻ với mọi người đây là số điện thoại của bọn lừa: 0923796668. Hắn tự xưng là giảng viên trường ĐH ở TP.HCM, có thể lo bằng ở tất cả các trường hoặc giúp qua môn. Thủ đoạn của bọn này là hẹn gặp tại phòng đào tạo của trường, khi ta đến điện thoại thì bọn này hẹn gặp ở một địa chỉ nhất định, đa phần là chi nhánh hoặc phòng giao dịch của ngân hàng. Chủ yếu là dùng tài khoản Sacombank với tên giao dịch Nguyễn Văn Cư và số tài khoản 060072379473, nói chuyển vào số tài khoản của chúng sau đó sẽ có nhân viên ngân hàng đến giao hồ sơ rồi sau đó dàn cảnh bỏ chạy. Mọi người cẩn thận!”.
Chúng tôi liên hệ với P., người đăng cảnh báo này trên một số trang rao vặt, P. cho biết có người quen là một nạn nhân của kiểu lừa này và đã mất tiền oan. Theo P., đây là một tổ chức hoạt động khá chuyên nghiệp. Đối tượng hướng đến chủ yếu là sinh viên bị nợ môn, muốn mua bằng tốt nghiệp hoặc hoàn tất điểm vì không muốn gia đình biết. P. cũng cho biết, nhóm này hoạt động ít nhất trên 5 năm và nhiều sinh viên đã bị lừa.


Bằng cấp có được là do cố gắng, kiên trì học tập, miệt mài trên ghế nhà trường, chứ không thể là do mua bán mà có. Cũng như Đền Thờ là nhà cầu nguyệnchứ không phải là nơi buôn bán.
Đức Giê-su vào Đền Thờ, Người bắt đầu đuổi những kẻ đang buôn bán và nói với họ: "Đã có lời chép rằng: Nhà Ta sẽ là nhà cầu nguyện thế mà các ngươi đã biến thành sào huyệt của bọn cướp! " (Lc 19,45-46)
Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho cin ơn khôn ngoan, cho con cái con cố gắng học tập để trở thành người hữu ích cho xã hội và Giáo Hội

Chuyện như đùa

Ngân hàng đòi món nợ... 1 đồng
21/11/2013 07:00 (GMT + 7)

TT - Tất toán xong thẻ tín dụng đã hơn ba năm, sáng 19-11 chị H. (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) nhận được điện thoại từ Ngân hàng (NH) Đông Á thông báo vẫn còn nợ... 1 đồng. Nhân viên NH cho biết “vì món nợ này nên thẻ của chị chưa được tất toán” và đề nghị trừ tiền từ thẻ ATM để đóng thẻ tín dụng.
Đây là lần thứ hai chị H. gặp rắc rối với những món nợ không thể trả được này. Lần đầu tiên sau khi thẻ tín dụng hết hạn, chị H. đã thanh toán đầy đủ tiền cho NH nhưng mỗi tháng sau đó đều đặn nhận được tin nhắn từ NH thông báo còn nợ vài chục đồng. Sợ vướng nợ xấu nên chị phải đến NH yêu cầu xử lý. Sau đó chị không còn nhận được bất kỳ thông báo nhắc nợ nào cho đến khi nhận được cuộc điện thoại vào ngày 19-11.
Qua trao đổi với chị H., nhân viên NH không lý giải vì sao có món nợ này, chỉ nói rằng trên hệ thống ghi nhận như vậy. Nhân viên NH cũng nói rằng trường hợp chị H. không phải cá biệt, vì vậy NH đang phải rà trên hệ thống để xử lý. “Lý do vì sao đã đóng thẻ mà vẫn phát sinh nợ và vì sao đến hơn ba năm sau NH mới thông báo cho tôi?” - chị H. bức xúc. Cũng theo chị H., với những món nợ như thế này khách hàng không biết trả như thế nào vì nó quá nhỏ. Trong khi đó, NH không có quỹ nào đó để xử lý thay vì gọi điện thoại đòi nợ làm khách hàng cảm thấy phiền phức.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện một NH có thế mạnh về thẻ nói thực tế có những trường hợp khoản nợ phát sinh trên hệ thống chưa thấy được, phải 30-35 ngày sau mới thể hiện, khi đó NH sẽ truy đòi. Tuy nhiên, vị này nói thường những khoản nợ quá nhỏ thì NH có quỹ riêng để xử lý, chứ không yêu cầu khách hàng thanh toán. Hơn nữa, gọi điện thoại thông báo những khoản nợ thế này khách hàng sẽ có cảm giác bực bội vì bị quấy rầy.
Ông Từ Tiến Phát, phó tổng giám đốc phụ trách khối khách hàng cá nhân ACB, nói chủ thẻ có thể yêu cầu NH làm rõ vì sao có khoản nợ này, là phí hay lãi chậm trả, đồng thời yêu cầu NH cam kết sẽ không phát sinh nữa. “NH làm vậy là quá máy móc và nguyên tắc vì cước phí gọi điện thoại để thông báo cho khách hàng còn lớn hơn rất nhiều so với món nợ 1 đồng” - ông Phát nói.
Theo đại diện Hiệp hội Thẻ VN, về nguyên tắc trước khi đóng thẻ NH phải thông báo đầy đủ cho khách hàng, thay vì để sự việc kéo dài đến tận hôm nay. “Thời gian kéo dài như vậy rất có thể món nợ dù rất nhỏ cũng đã biến thành nợ xấu và thông tin khách hàng đã được đưa lên Trung tâm thông tin tín dụng (CIC), làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay của NH sau này. Tuy nhiên trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Lý Thị Ngọc, giám đốc trung tâm thẻ NH Đông Á, nói với món nợ nhỏ như vậy thì không có chuyện đưa thông tin lên CIC vì quá nhỏ và không đáng.
Bà Ngọc cũng thừa nhận lẽ ra việc này NH phải xử lý sớm hơn thay vì để đến hôm nay. Tuy nhiên, có thể là khoản nợ quá nhỏ nên nhân viên NH đã quên. Nay đang trong đợt tổng rà soát NH mới thấy và đã điện thoại thông báo.
A.H.
Giải thích về khoản nợ 1 đồng, đại diện NH Đông Á cho biết kỳ sao kê cuối cùng của chị H. số tiền là 11.559 đồng, chị H. đã thanh toán khoản tiền này vào ngày 25-8-2010, nhưng do ngày chốt sao kê của NH là ngày 15 hằng tháng nên số tiền lãi chưa phát sinh trên hệ thống. Kỳ thanh toán tiếp theo vào tháng 6-2010, số lãi phát sinh là 86 đồng, sao đó cộng dồn lên 131 đồng và chị H. đã thanh toán. Tuy nhiên, do NH chốt sao kê vào ngày 15 hằng tháng nên sau đó tiếp tục phát sinh nợ 1 đồng. Đến đây NH chốt lại và không tính lãi nữa vì số tiền quá nhỏ. “Lẽ ra số tiền này NH sẽ tự xử lý, nhưng việc quản lý nợ lại thuộc phòng ban khác và họ xử lý theo nguyên tắc” - vị đại diện này nói và cho biết sau phản ảnh của chị H., NH đã tự xử lý khoản nợ 1 đồng này thay vì trích từ tài khoản của khách hàng.