Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2015

Vũ khí Nga trong cuộc kháng chiến chống Mỹ tại Việt Nam

Trong bài viết trên trang tin này ngày 30.4 qua, tác giả Rakesh Krishnan Simha viết rằng bên cạnh lòng yêu nước, đào tạo huấn luyện và niềm tin, thì một nguyên nhân quan trọng góp phần vào chiến thắng của Việt Nam là từ nguồn cung cấp hầu như không ngừng của các loại vũ khí từ Liên Xô.

Từ tên lửa SAM đến máy bay MiG

Trong những năm 1950 và đầu những năm 1960, Moscow đã đứng ngoài cuộc xung đột ở khu vực Đông Nam Á. Thủ tướng Liên Xô Nikita Khrushchev muốn tránh thêm một bế tắc hạt nhân như đã xảy ra trong năm 1962 tại Cuba. Nhưng người kế nhiệm ông là Alexey Kosygin và Leonid Brezhnev đã đẩy mạnh viện trợ quân sự.
Vào mùa xuân năm 1967, một dòng chảy viện trợ đã từ Liên Xô (nay là Nga) vào Bắc Việt Nam.
Đến cuối những năm 1960, hơn 3/4 trang thiết bị quân sự của miền Bắc Việt Nam là đến từ Liên Xô. Tác giả Sergei Blagov viết trong Asia Times rằng Moscow đã đóng góp vũ khí cần thiết cho khả năng quốc phòng của miền Bắc Việt Nam chống lại cuộc chiến tranh bằng không quân của Mỹ, bao gồm các hệ thống radar, pháo cao xạ, tên lửa đất đối không (SAM).
Việc Nga cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự cho miền Bắc Việt Nam đã góp phần thay đổi hoàn toàn cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Bắc Việt Nam đã chiến đấu chống Mỹ với hỏa lực trên một quy mô đáng kinh ngạc, với 2.000 xe tăng, 7.000 khẩu pháo, hơn 5.000 pháo cao xạ và 158 bệ phóng tên lửa SAM.
Các loại vũ khí này, dù không phải là loại mới nhất trong kho vũ khí của Moscow, nhưng tiên tiến hơn so với vũ khí của Mỹ sử dụng tại Việt Nam, dẫn đến nhiều chiến thắng trước quân Mỹ. Máy bay Mỹ bỏ chạy khỏi bầu trời Bắc Việt Nam khi những vệt lửa của tên lửa SAM xuất hiện.
Nhiều máy bay Mỹ đã bị hạ do tên lửa của miền Bắc Việt Nam. "Vào tháng 8.1965, các tên lửa SAM đầu tiên đã bắn vào 4 chiếc F-4 Phantom của Mỹ và hạ được 3 chiếc, đánh dấu lần đầu tiên máy bay Mỹ bị tấn công bằng tên lửa SAM", theo tác giả Blagov.
Các máy bay ném bom chiến lược của Mỹ cũng giảm sự xuất hiện trên vùng trời Bắc Việt Nam sau khi bị trúng tên lửa SAM do Nga cung cấp (các tên lửa này là tiền thân của các hệ thống phòng không hiện đại S-300 và S-400 ngày nay). Các chuyên gia quân sự tình nguyện Nga đã bắn tên lửa SAM, hạ một trong những chiếc B-52 đầu tiên trên bầu trời Hà Nội. Một chuyên viên tên lửa Nga đã nói với Đài phát thanh Nước Nga: "Sau khi chúng tôi đến Việt Nam, các phi công Mỹ liền từ chối bay".
Tuy nhiên, sau năm 1966, nhân viên quân sự Liên Xô không còn tham gia trực tiếp trong chiến đấu vì các lực lượng Việt Nam đã được đào tạo xử lý thành thạo các thiết bị của Liên Xô, theo tạp chí Tiếng vọng hành tinh của Nga.
Tên lửa phòng không Dvina (ảnh trên) và đài điều khiển tên lửa do Liên Xô cung cấp cho miền Bắc Việt Nam), tại  Bảo tàng Chiến thắng B-52, Hà Nội - Ảnh: Thuý Hằng
Các phi công Mỹ còn ngán các loại tiêm kích MiG-17 và MiG-21 của Không quân miền Bắc Việt Nam. Các máy bay chiến đấu này do Liên Xô cung cấp và được dẫn đường tới mục tiêu bằng radar Liên Xô.
Để hình dung, vào năm 1965 chỉ có 30 chiếc máy bay MiG chiến đấu chống khoảng 660 máy bay Mỹ, và người Mỹ đã mất 46 máy bay F-4, trong đó có 13 chiếc bị bắn rơi bởi MiG.
Năm 1966, không quân Việt Nam bắt đầu nhận loại máy bay đánh chặn mới nhất: MiG-21. Ngày 7.7.1966, hai máy bay MiG-21 bắn hạ một chiếc F-105 bằng tên lửa không-đối-không Atoll của Nga, tạo ra sự hoảng loạn trong Không quân Mỹ.
Các phi công Việt Nam đã quen thuộc hơn với máy bay phản lực của Nga. Roger Boniface viết trong chuyên đề Máy bay MiG ở Bắc Việt Nam rằng: "Các phi công MiG-17 của Việt Nam có sự tự tin mọi lúc khi họ liên tục có thể nhào lộn nhanh hơn loại F-4 của Mỹ và sử dụng pháo để hạ máy bay địch từ cự ly gần”.
MiG-21 thì sử dụng tốc độ vượt trội của mình và bổ nhào vào máy bay Mỹ ở độ cao cao hơn. Không quân miền Bắc Việt Nam sử dụng cả MiG-17 và MiG-21 để chống lại máy bay Mỹ.
Các phi công Mỹ đã trở nên rất sợ khi gặp phải các phi công Bắc Việt Nam, và trong một số trường hợp họ chạy trốn khỏi trận không chiến với hết tốc lực. Tính chung trong cuộc chiến tranh Việt Nam, phía Mỹ mất hơn 2.000 máy bay, Bắc Việt Nam mất chỉ 131 máy bay.
Thông tin cảnh báo sớm của tình báo quân sự Nga cũng rất quan trọng. Chẳng hạn tàu của Nga trên Biển Đông thường báo tin hoạt động của lực lượng Mỹ cho miền Bắc Việt Nam nắm. Tàu của Nga cũng thu thập và ghi nhận hoạt động của các máy bay B-52 Mỹ từ Okinawa và Guam. Tốc độ bay và hướng bay của các chiếc B-52 sẽ được tàu trinh sát Nga ghi nhận và sau đó chuyển tiếp đến lãnh đạo quân sự và chính trị của miền Bắc Việt Nam.
Người Việt Nam sau đó sẽ tính toán các mục tiêu có thể bị ném bom và điều máy bay chiến đấu đến vị trí đó để phản công, cũng như hạn chế thấp nhất các thiệt hại.
Nga cũng cung cấp cho miền Bắc Việt Nam vật tư y tế, thực phẩm, xăng dầu, máy móc, phụ tùng thay thế. Và không giống như hàng hoá và vũ khí được cung cấp bởi Trung Quốc - luôn đòi phải thanh toán sau này, sự hỗ trợ của Nga cho Bắc Việt Nam là viện trợ chứ không phải là các khoản vay. Trong suốt cuộc chiến tranh tại Việt Nam, sự hỗ trợ này tương đương 2 triệu USD/ngày.
Máy bay Mig 21 của Bắc Việt Nam, nỗi ám ảnh của phi công Mỹ trong chiến tranh Việt Nam - Ảnh: Thuý Hằng

Súng AK hơn hẳn M-16

Chiến tranh Việt Nam là cuộc xung đột đầu tiên trong lịch sử mà trong đó súng trường tấn công đã được sử dụng trên một qui mô rộng.
Bộ đội Việt Nam đã có được loại súng trường hiện đại của thời kỳ đó - AK-47. Đạn của AK nhẹ hơn cũng đồng nghĩa mỗi người lính Việt Nam có thể mang theo 350 viên đạn, cho phép họ chiến đấu lâu sau khi đối thủ không còn đạn dược. Súng AK đòi hỏi bảo trì thấp, hiệu suất tốt hơn trong môi trường ẩm ướt của Việt Nam.
Ngược lại lính Mỹ trang bị súng M16 của hãng Colt, thường bị kẹt đạn.
Có rất nhiều trường hợp các trung đội Mỹ mất hoả lực vì súng M16 bị hỏng hóc. Trong một lần bị du kích Việt Nam phục kích vào ban đêm, những lời cuối cùng thông báo qua điện đài của một đại đội Mỹ là: "Hết lựu đạn, tất cả các vũ khí bị kẹt".
Súng AK-47 hơn hẳn súng M16 của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam - Ảnh: Độc Lập
Tình hình trở nên nghiêm trọng khi một số lính Mỹ bắt đầu nhặt nhạnh những khẩu AK-47 chiến lợi phẩm, theo tạp chíEsquire. Lý do là chúng có thể gây ra bắn nhầm nhau vì AK và M16 có tiếng nổ khác nhau. Có một lần một trung sĩ Mỹ mang theo một khẩu AK-47 bị chỉ huy chặn lại hỏi vì sao dùng vũ khí Nga, ngườitrung sĩ trả lời: "Bởi vì nó hoạt động tốt !".
AK-47 hơn hẳn M16 thể hiện chất lượng vượt trội của vũ khí Nga trong suốt cuộc chiến Việt Nam. Trong thực tế, vũ khí Nga tốt đến độ người Trung Quốc bắt đầu lấy cắp một số vũ khí mới toanh này khi hàng hoá viện trợ này đi qua lãnh thổ Trung Quốc. Moscow đã buộc phải sử dụng các tuyến đường biển nguy hiểm để đảm bảo Việt Nam nhận đầy đủ các khí tài vật tư cần thiết.

Vì sao Liên Xô không cung cấp vũ khí mới nhất ?

Tổn thất của Mỹ sẽ còn lớn hơn nếu Liên Xô cung cấp cho Việt Nam những loại vũ khí mới nhất trong kho vũ khí của mình. Ví dụ, các tàu mang tên lửa lớp OSA - mà Ấn Độ đã sử dụng để tiêu diệt cảng Karachi (Pakistan) trong cuộc chiến tranh năm 1971 - chưa bao giờ được cung cấp cho hải quân Bắc Việt Nam. Những tàu chiến này được trang bị các tên lửa đối hạm Styx có tầm bắn chính xác cao có thể gây thiệt hại cho Hải quân Mỹ. Có lẽ Moscow tin rằng người Mỹ sẽ sử dụng đến một cuộc tấn công hạt nhân vào Việt Nam nếu họ bị mất một trong những tàu chiến chủ lực lớn của họ như tàu sân bay Enterprise.
Tác giả Blagov nói phía Việt Nam than phiền rằng họ đã nhận được các loại tên lửa lỗi thời. "Một số loại tên lửa Liên Xô cung cấp cho Việt Nam đã thực sự cũ, sản xuất trong những năm 1956-1958. Nhưng lý do chính cho việc Liên Xô không cung cấp Bắc Việt Nam những vũ khí mới nhất chính là từ nỗi sợ của Điện Kremlin rằng Việt Nam có thể rò rỉ bí mật quân sự của Liên Xô cho Trung Quốc", theo ông Blagov.
Ngày 30.4.1975, quân giải phóng dùng xe tăng T-54 do Liên Xô chế tạo đã húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập ở Sài Gòn, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Lúc 11 giờ 30 ngày 30.4.1975, xe tăng ta xông vào Dinh Độc Lập, Tổng thống chính quyền VNCH Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 kết thúc toàn thắng. Trong ảnh: Xe tăng T-54 húc đổ cổng, xông vào đánh chiếm Dinh Độc Lập - 

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2015

Đức Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn được chọn làm Hồng Y

VATICAN. Đức Thánh Cha Phanxicô (ĐTC) đã tuyên bố sẽ bổ nhiệm 15 Hồng Y mới vào ngày 14-2-2015, trong đó có Đức Tổng Giám mục (ĐTGM) Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng giáo phận Hà Nội. Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa nhật 4-1-2015 với hàng chục ngàn tín hữu tại Quảng trường Thánh Phêrô, ĐTC nói:
“Như đã thông báo, vào ngày 14 tháng Hai sắp tới, tôi sẽ vui mừng triệu tập Công nghị Hồng Y, và sẽ đặt 15 Hồng Y mới; các vị này thuộc 14 quốc gia của tất cả các châu lục, thể hiện sự liên kết bất khả phân ly giữa Giáo hội Rôma và các Giáo hội địa phương trên thế giới.
Chúa nhật 15 tháng Hai, tôi sẽ chủ tế Thánh lễ trọng thể với các Tân Hồng y, trước đó, ngày 12 và 13 tôi sẽ chủ toạ Công nghị Hồng Y cùng với tất cả các Hồng Y để suy tư về những định hướng và các đề nghị cải tổ Giáo triều Rôma.
Sau đây là các Hồng Y mới:
1. ĐTGM Dominique Mamberti, người Pháp, TGM hiệu tòa Sagona, Chủ tịch Tối Cao Pháp viện của Tòa Thánh, (63 tuổi, 1952)
2. ĐTGM Manuel José Macário do Nascimento Clemente, Thượng Phụ thành Lisboa, thủ đô Bồ đào nha (67 tuổi, 1949)
3. ĐTGM Berhaneyesus Demerew Souraphiel, CM, TGM Addis Abeba, Etiopia, (67 tuổi, 1948)
4. ĐTGM John Atcherley Dew, TGM giáo phận Wellington, thủ đô New Zealand (67 tuổi, 1948)
5. ĐTGM Edoardo Menichelli, TGM giáo phận Ancona-Osimo, Italia (76 tuổi, 1939)
6. ĐTGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, TGM Hà Nội, Việt Nam, 77 tuổi (1938)
7. ĐTGM Charles Maung Bo, SDB, TGM giáo phận Yangon, Myanmar, (67 tuổi, 1948)
9. ĐTGM Francis Xavier Kiengsak Kovithananji, TGM Bangkok, Thái Lan, 66 tuổi (1949)
10. ĐTGM Francesco Montenegro, TGM Agrigento, Italia, (69 tuổi, 1946)
11. ĐTGM Daniel Fernando Sturla Berhouet, SDB, TGM Montevideo, Uruguay, (56 tuổi, 1959)
12. ĐTGM Ricardo Blázquez Pérez, TGM Valladolid, Tây Ban Nha, (73 tuổi, 1942)
13. ĐGM José Luis Lacunza Maestrojuán, OAR, GM giáo phận David, Panamá (71 tuổi, 1944)
14. ĐGM Arlindo Gomes Furtado, GM Santiago de Cabo Verde, Quần Đảo Capo Verde, (66 tuổi, 1949)
15. ĐGM Soane Patita Paini Mafi, GM Tonga, (Quần đảo Tonga) (54 tuổi, 1961).
Ngoài ra, tôi cũng liên kết với Hồng Y đoàn 5 vị TGM và GM về hưu đã nỗi bật về đức bác ái mục tử trong việc phục vụ Tòa Thánh và Giáo Hội. Các vị đại diện cho bao nhiêu Giám Mục, cũng với lòng nhiệt thành mục tử đã nêu chứng tá tình yêu đối với Chúa Kitô và Dân Chúa tại các Giáo Hội địa phương, cũng như tại Giáo Triều Roma, hoặc trong ngành ngoại giao Tòa Thánh.
Đó là các vị:
16. ĐTGM José de Jesus Pimiento Rodríguez, nguyên TGM giáo phận Manizales (Colombia) (96 tuổi, 1919)
17. ĐTGM Luigi De Magistris, TGM hiệu tòa Giubalziana, nguyên là quyền chánh tòa ân giải tối cao (89 tuổi, 1926)
18. ĐTGM Karl-Joseph Rauber, TGM hiệu tòa Tucumán, nguyên là Sứ Thần Tòa Thánh (81 tuổi, 1934)
18. ĐTGM Luis Héctor Villalba, nguyên TGM Tucumán, Argentina (81 tuổi, 1934)
19. ĐGM Júlio Duarte Langa, nguyên GM giáo phận Xai-Xai (Mozambique) (88 tuổi, 1927).
Chúng ta hãy cầu nguyện cho các Đức Tân Hồng Y, để, nhờ được đổi mới trong tình yêu mến với Chúa Kitô, các ngài có thể làm chứng cho Phúc Âm của Người ở thành phố Roma và trên thế giới, và với kinh nghiệm mục vụ, các ngài có thể trợ giúp tôi nhiều hơn trong sứ vụ tông đồ của tôi”.
Đức Hồng Y tân cử Phêrô Nguyễn Văn Nhơn sinh ngày 1-4-1938 tại Đà Lạt, thụ phong linh mục ngày 21-12-1967, được bổ nhiệm làm GM Phó Đà Lạt ngày 11-10-1991, và trở thành GM chính tòa ngày 23-3-1994. Ngày 22-4-2010 ngài được bổ làm TGM Phó Tổng giáo phận Hà Nội, và ngày 13-5-2010 ngày thăng TGM chính tòa Hà Nội, kế nhiệm Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt.
Trong số 19 Hồng y tân cử, vị trẻ nhất là Soane Patita Paini Mafi, GM Tonga 54 tuổi. Giáo phận của ngài là một quần đảo trong Thái Bình Dương, rộng 103 ngàn cây số vuông, nhưng chỉ có 13.300 tín hữu Công Giáo với 14 giáo xứ, 29 linh mục giáo phận và 9 linh mục dòng, 40 nữ tu, 15 tu huynh và 9 chủng sinh.
Vị cao niên nhất trong số các tiến chức Hồng Y là José de Jesus Pimiento Rodríguez Manizales, 96 tuổi (1919) cai quản tổng giáo phận Manizales (Colombia) từ 1975 đến khi về hưu năm 1996.
Việc bổ nhiệm Hồng Y lần trước cũng như lần này cho thấy chủ trương của ĐTC Phanxicô giảm bớt số Hồng Y tại giáo triều Roma và không nhất thiết theo truyền thống bổ nhiệm Hồng Y cho các giáo phận lớn. Ngài cũng bổ nhiệm Hồng Y cho các nước chưa hề có Hồng Y, hoặc những giáo phận nhỏ bé.
(Theo VietVatican & WHĐ)

Thứ Năm, 2 tháng 10, 2014

Vâng và Không


Trong thực tế có người nói hay nói nhiều nhưng làm chẳng được bao nhiêu: “Mười voi không được một bát nước sáo”. Trái lại có người không nói hoặc nói rất ít, nhưng làm rất nhiều.
Người cha nói với người con thứ nhất: "Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho". Nó đáp: "Con không muốn đâu!" Nhưng sau đó, nó hối hận, nên lại đi. Còn người thứ hai trả lời: "Vâng, con đi!" nhưng rồi lại không đi.  


Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không đưa giàn khoan quay trở lại

(SGGPO).- Liên quan đến việc Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan Hải Dương-981, hôm nay (16-7), Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ: Từ ngày 2-5-2014, giàn khoan Hải Dương-981 và nhiều tàu hộ tống, bao gồm cả tàu quân sự của Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Vị trí hoạt động của giàn khoan chỉ cách bờ biển Việt Nam khoảng 130 hải lý. Các tàu của Trung Quốc đã vây ép, cố tình đâm húc, phun vòi rồng công suất lớn vào các tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư đang thực thi nhiệm vụ quản lý biển trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, làm bị thương nhiều cán bộ kiểm ngư của Việt Nam và gây tổn thất cho các lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam, thậm chí đâm chìm tàu cá của Việt Nam. Việt Nam đã đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền bằng các biện pháp hòa bình.
“Một lần nữa, Việt Nam khẳng định khu vực hoạt động của giàn khoan Hải Dương-981 từ đầu tháng 5 đến nay thuộc vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam. Hoạt động của giàn khoan Hải Dương-981 và các tàu hộ tống của Trung Quốc trong hơn 2 tháng qua là hoàn toàn bất hợp pháp, vi phạm các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982. Việt Nam mong muốn thông qua đàm phán hữu nghị để giải quyết các tranh chấp, bất đồng ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hiệp Quốc về Luật Biển 1982” – ông Lê Hải Bình nhấn mạnh.
Nhằm tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định ở Biển Đông, ông Lê Hải Bình cho biết, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không đưa giàn khoan Hải Dương-981 quay trở lại hoặc đưa bất cứ giàn khoan nào khác vào hoạt động ở khu vực lô dầu khí 143 của Việt Nam hoặc bất kỳ khu vực nào khác thuộc vùng biển của Việt Nam được quy định bởi Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982, tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam. Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền theo đúng luật pháp quốc tế.

HÀM YÊN

Quần đảo Hoàng Sa: Trung Quốc dẫn chứng lịch sử mơ hồ

TTCT - Các cuộc tranh luận trên diễn đàn của Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (RSIS, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore) tiếp tục dành thời lượng khá đáng kể cho vấn đề tranh chấp trên khu vực biển Đông hiện nay.
Sau bài viết của giáo sư Li Dexia (The school of Southeast Asian Studies - Đại học Hạ Môn, Trung Quốc), một nhà nghiên cứu khác, giáo sư Bill Hayton (*) đã có bài phân tích phản biện với nhiều thông tin và lập luận đáng chú ý.
Những người ủng hộ yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc đối với các đảo của biển Đông thường xuyên nêu ra những dẫn chứng lịch sử mơ hồ để hậu thuẫn cho lập luận của họ. Để được đánh giá thỏa đáng, các dẫn chứng chính xác cần được đưa ra tường minh và đánh giá trung thực.
Bài bình luận của giáo sư Li Dexia (Lý Đức Hà) về quần đảo Hoàng Sa là một tóm tắt có ích về các lập luận đưa ra để hậu thuẫn “yêu sách lịch sử” của Trung Quốc đối với các đảo. Tác giả bài viết (Bill Hayton - PVS) biết rõ những lập luận này: bài viết năm 2003 của giáo sư Hà, “Đường chấm chấm trên bản đồ biển Đông của Trung Quốc” (The dotted line on the Chinese map of the South China Sea)” là một trong những bài viết đầu tiên bằng tiếng Anh bàn luận về quan điểm của Trung Quốc.
Tuy nhiên, bài bình luận của giáo sư Hà trên RSIS có tựa là “Quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa): Tại sao chủ quyền của Trung Quốc là không thể tranh cãi“ đề ngày 20-6-2014 lại thiếu vắng những chứng cứ có thể kiểm chứng được...
Không có bằng chứng thuyết phục
Giáo sư Hà cho chúng ta biết: “Dựa trên nhiều tài liệu lịch sử Trung Quốc, ít nhất là từ thời Bắc Tống (960-1127 AD), Trung Quốc đã thực thi có hiệu quả chủ quyền và quyền tài phán trên hai quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa)”.
Những người ủng hộ yêu sách lịch sử của Trung Quốc ở biển Đông đôi khi nêu dẫn chứng từ các tài liệu xưa có đề cập đến “biển” hoặc “các đảo”. Theo hiểu biết của tôi, không một dẫn chứng nào trong số đó có thể được nhận ra là khớp với bất kỳ đảo cụ thể nào. Đơn giản là không có cách nào để nói liệu các đảo được đề cập đến có thuộc về quần đảo Hoàng Sa hoặc thuộc về quần đảo Trường Sa hay chỉ là một trong hàng trăm đảo nằm cách bờ biển Trung Quốc trong vòng một vài hải lý.
Liệu tác giả có thể đưa ra các dẫn chứng cụ thể từ các câu chữ chính xác trong các tài liệu lịch sử hay không? Có tài liệu nào trong đó xác định quần đảo “Tây Sa” và “Nam Sa” theo tên hay không? Dựa trên nghiên cứu của riêng tôi, tôi không tin rằng có bất kỳ tài liệu chính thức của Trung Quốc phát hành trước năm 1909 sử dụng những từ ngữ này.
Thực tế, tôi không thấy có bằng chứng thuyết phục nào chứng minh Trung Quốc có bất kỳ quan tâm chính thức nào tới quần đảo Hoàng Sa trước năm 1909. Như nhà nghiên cứu Pháp Francois-Xavier Bonnet đã chứng minh, bản đồ tỉnh Quảng Đông xuất bản vào năm 1897 không vượt quá phía nam đảo Hải Nam.
Tình hình này thay đổi vào năm 1909 vì chủ nghĩa dân tộc dấy lên ở Trung Quốc bị kích động, đặc biệt do việc phát hiện có một doanh nhân Nhật Bản đang khai thác phân chim ở đảo Pratas - nằm giữa Hong Kong và Đài Loan.
Giai đoạn quan trọng trong lịch sử quần đảo Hoàng Sa bị bỏ qua
Sau phát hiện đó, tổng đốc Lưỡng Quảng Trương Nhân Tuấn tổ chức một nhóm người đi đến quần đảo Hoàng Sa. Theo chủ công ty tàu hàng trong khu vực là người Pháp tên P.A. Lapicque (ghi lại trong một cuốn sách xuất bản 20 năm sau), phái đoàn của quan tổng đốc được hai người Đức của Xí nghiệp Carlowitz và công ty dẫn đường.
Có vẻ là không có hoa tiêu địa phương nào làm được nhiệm vụ đó. Nhóm đã phải bỏ neo ngoài bờ biển đảo Hải Nam nằm chờ thời tiết tốt và sau đó đi đến quần đảo Hoàng Sa vào ngày 6-6 rồi trở về Quảng Châu vào ngày hôm sau. Bây giờ chuyến đi này là cơ sở cho yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa.
Lapicque ghi nhận với sự ngờ vực là làm sao mà chuyến đi ngắn ngủi này lại có thể làm ra được 15 bản đồ chi tiết của quần đảo Hoàng Sa. Có vẻ có nhiều khả năng là chính quyền Quảng Đông chỉ đơn giản là sao chép các bản đồ quần đảo này của người châu Âu lúc đó và đặt tên Trung Quốc cho các thể địa lý ở đó.
Dường như cái tên “Tây Sa” có nguồn gốc từ đây ra: có thể là từ dịch của tên tiếng Anh của đảo West Sand (đảo Cát Tây - tức là Tây Sa theo tiếng Trung - ND), một đảo trong quần đảo Hoàng Sa.
Tiến gần hơn đến ngày nay, giáo sư Lý Đức Hà không chính xác khi khẳng định rằng: “Tuy nhiên, sau khi Nhật đầu hàng vào năm 1945, quần đảo này được trả lại cho Trung Quốc theo Tuyên bố Cairo và Tuyên bố Potsdam”. Cả hai tuyên bố này đều không đề cập quần đảo Trường Sa hoặc quần đảo Hoàng Sa. Điều này là do Pháp vận động hành lang để cho hai quần đảo này được công nhận là lãnh thổ Pháp nên các đồng minh đã không đưa ra cam kết nào về chủ quyền tương lai của chúng.
Giáo sư Hà cũng bỏ qua một giai đoạn quan trọng trong lịch sử của quần đảo Hoàng Sa. Như chuyên gia Na Uy Stein Tonnesson, đã chứng minh một cách khẳng định, lực lượng vũ trang của cả Trung Hoa Quốc Dân Đảng lẫn của Pháp chiếm đóng các đảo khác nhau trong quần đảo Hoàng Sa sau Chiến tranh Thế giới thứ hai...
Lực lượng vũ trang của Pháp và sau đó của Việt Nam vẫn kiểm soát đảo Hoàng Sa từ thời điểm đó cho đến khi họ bị đẩy bật ra bởi cuộc xâm lược của Trung Quốc vào tháng 1-1974...
BILL HAYTON
PHAN VĂN SONG trích dịch
(*): Bill Hayton là tác giả cuốn sách
Biển Đông: cuộc đấu tranh giành quyền lực ở châu Á sẽ được Nhà xuất bản Đại học Yale xuất bản tháng 9-2014.
Việt Nam Nêu rõ lập trường
Ngày 3-7, đại sứ Lê Hoài Trung, trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, tiếp tục gửi thư (lần thứ tư) lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon đề nghị lưu hành như những tài liệu chính thức của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 68 hai văn bản nêu rõ lập trường Việt Nam về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Các tài liệu khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, bác bỏ các yêu sách không có cơ sở pháp lý và lịch sử của Trung Quốc về chủ quyền đối với quần đảo này.
Không có quốc gia nào trên thế giới công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa
Văn bản thứ nhất thể hiện Việt Nam phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981, kiên quyết bác bỏ toàn bộ, cả trên thực tế cũng như pháp lý các luận cứ mà Trung Quốc nêu trong các văn bản kèm theo các thư ngày 22-5 và ngày 9-6 của đại biện phái đoàn đại diện thường trực nước CHND Trung Hoa gửi tổng thư ký Liên Hiệp Quốc.
Việt Nam cho rằng Trung Quốc đang làm gia tăng căng thẳng ở biển Đông bằng các hành động vi phạm luật pháp quốc tế do hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam mà tại đó Việt Nam được hưởng các quyền của một quốc gia ven biển theo quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982.
Ngoài ra, để bảo vệ hoạt động bất hợp pháp của giàn khoan trên, Trung Quốc đã đưa hơn 100 tàu hộ tống, trong đó có tàu quân sự vào vùng biển Việt Nam. Các tàu hải cảnh của Trung Quốc chủ động liên tục đâm húc, bắn vòi rồng vào các tàu thực thi pháp luật Việt Nam, thậm chí còn đâm chìm một tàu cá của ngư dân Việt Nam. Văn bản này cho biết tất cả nỗ lực và thiện chí của Việt Nam để giải quyết tình hình căng thẳng thông qua đối thoại và các biện pháp hòa bình khác đã liên tục bị Trung Quốc khước từ.
Văn bản thứ hai đề cập chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, hoàn toàn bác bỏ cả trên thực tế cũng như pháp lý, yêu sách không có cơ sở pháp lý và lịch sử về chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa) nêu trong văn bản của đại biện phái đoàn đại diện thường trực nước CHND Trung Hoa gửi tổng thư ký Liên Hiệp Quốc ngày 22-5 và 9-6.
Bộ Ngoại giao Việt Nam chỉ rõ các tư liệu lịch sử không thống nhất với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, khẳng định những tài liệu Trung Quốc dẫn chiếu nhằm chứng minh cho cái gọi là “chủ quyền” của họ đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là không có nguồn gốc rõ ràng, không chính xác và được Trung Quốc diễn giải một cách tùy tiện.
Các tài liệu này không chứng tỏ rằng Trung Quốc đã thiết lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa khi quần đảo còn là lãnh thổ vô chủ. Ngược lại, các ghi chép lịch sử cho thấy chủ quyền của Trung Quốc chưa bao giờ có quần đảo Hoàng Sa. Trong khi đó, Việt Nam đã cung cấp công khai các tài liệu lịch sử xác thực cho thấy Việt Nam thiết lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa từ khi quần đảo là lãnh thổ vô chủ.
Từ góc độ luật pháp quốc tế, việc chiếm đóng bằng vũ lực lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền là hành vi bất hợp pháp và không thể là cơ sở cho đòi hỏi chủ quyền. Vì vậy, chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa vẫn được duy trì và không bị thay thế bởi sự chiếm đóng bằng vũ lực của Trung Quốc.
Bị vong lục ngày 12-5-1988 của Trung Quốc (một văn bản chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc) cũng khẳng định rõ một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế là “xâm lược không thể sinh ra chủ quyền” đối với một vùng lãnh thổ. Không có quốc gia nào trên thế giới công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa.
Văn bản thứ hai khẳng định Việt Nam chưa bao giờ công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa, vạch rõ việc Trung Quốc đã cố tình xuyên tạc lịch sử và diễn giải sai lịch sử khi viện dẫn công thư của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 và một số tài liệu, ấn phẩm được xuất bản ở Việt Nam trước năm 1975 để củng cố yêu sách của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa.
Công thư của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng hoàn toàn không nhắc gì đến chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa hay Trường Sa. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng sự thật lịch sử đó và nghiêm túc đàm phán với Việt Nam về vấn đề quần đảo Hoàng Sa.
(Theo TTXVN)
Việt Nam cũng đưa ra các bằng chứng cho thấy quần đảo Hoàng Sa không được giao cho Trung Quốc tại các hội nghị quốc tế trước và sau khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai như: Hội nghị Cairo (tháng 11-1943), Hội nghị Potsdam (tháng 7-1945), Hội nghị hòa bình San Francisco (tháng 8-1951), Hội nghị Geneva (1954).
Văn bản này nêu rõ Trung Quốc đã sử dụng vũ lực hai lần xâm chiếm trái phép Hoàng Sa (năm 1956, lợi dụng lúc Pháp rút khỏi Việt Nam, Trung Quốc đã xâm chiếm nhóm đảo phía đông của Hoàng Sa và bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa phản đối mạnh mẽ; năm 1974, lợi dụng tình hình chiến tranh ở Việt Nam, Trung Quốc đã tấn công và chiếm quyền kiểm soát Hoàng Sa từ chính quyền Việt Nam Cộng hòa và là lần đầu tiên Trung Quốc chiếm đóng bằng vũ lực toàn bộ quần đảo này).


Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014

Tết Ất Mùi: 15 điều kỳ lạ về loài dê

(TNO)  là loài động vật “lắm mưu mô” được vinh danh trong bộ 12 con giáp với nhiều điều kỳ lạ như có “những con mắt sau đầu”, biết bơi, leo trèo giỏi và “khám phá” ra hạt cà phê…


Hiện có trên 210 giống dê với tổng cộng 450 triệu con dê trên toàn thế giới. Dê được thuần chủng cách đây 9.000 năm và có tuổi thọ 10-12 năm, một số trường hợp có thể sống đến 15 năm.
Dưới đây là 15 điều thú vị về loài dê được tổng hợp từ tài liệu chăn nuôi dê của Đại học Florida A&M (Mỹ), trang mạng chuyên về dê Goatworld và Goatsontheroad:
Dê rất gần gũi
Dê là loài rất dễ gần gũi. Các nhà khoa học cho biết dê thường xuyên “giao tiếp” với nhau bằng những tiếng kêu có “giọng điệu” riêng biệt và có thể nhận ra tiếng be be của mẹ mình trong số hàng trăm con dê khác từ khoảng cách trên 1 km.
Tết Ất Mùi: 15 điều kỳ lạ về loài dê - ảnh 2Dê gặm cỏ - Ảnh: AFP
Khám phá ra cà phê
Thuở xưa, ở cao nguyên Ethiopia, một người nuôi dê tên Kaldi phát hiện những con dê của ông hành động kỳ lạ. Chúng nhảy nhót và chạy lòng vòng nhiều giờ liền trong một buổi sáng mà không hề mệt mỏi. Ông Kaldi nhận ra hành động kỳ lạ của đàn dê là do chúng ăn phải một loại hạt nào đó. Loạt hạt này từ đó trở nên nổi tiếng vì nó giúp tạo ra năng lượng và sự tỉnh táo, từ đó thông tin về hạt này được lan truyền khắp bán đảo Ả Rập rồi được mua bán khắp thế giới. Đó chính là hạt cà phê.
Công ty Cà phê Con dê Nhảy múa ở Anh chắc chắn là dùng truyền thuyết trên để đặt tên cho công ty của họ. Ngày nay cà phê là thứ hàng hóa được mua bán nhiều thứ hai trên thế giới sau dầu mỏ, nhờ công của… con dê.
“Lắm mưu mô”
Dê được cho là loại “lắm mưu mô” vì tên khoa học của nó là Capra aegagrus hircus, xuất phát từ tiếng Latin Capra có nghĩa là lắm mưu mô, hay thay đổi bất thường và kỳ khôi.
Có “những con mắt sau đầu”
Mắt dê có đồng tử hình chữ nhật giúp chúng có khả năng nhìn 320 độ quanh chúng. Hình dạng kỳ lạ của mắt dê giúp chúng có thị giác rất tốt trong đêm.
Tết Ất Mùi: 15 điều kỳ lạ về loài dê - ảnh 3Cậu bé ôm con dê trong ngôi chợ ở Pakistan - Ảnh: Reuters
Dê “bé”, dê “khủng”
Loài dê có nhiều kích thước khác nhau từ con dê bé nhất là dê lùn pygmy nặng chỉ 15 kg cho đến con dê boer to nhất nặng đến 108 kg. Cả hai loài dê này đều được nuôi lấy thịt. Dê boer nổi tiếng cho nhiều thịt, còn dê pygmy nổi tiếng cho sữa chất lượng cao.
Dê sợ - xỉu
“Dê sợ, dê xỉu” vẫn còn là một điều tranh cãi giữa các nhà khoa học. Trên thực tế, dê không xỉu, nhưng hệ thần kinh trung ương của chúng bẩm sinh có một triệu chứng rối loạn khiến cơ bắp trở nên tê liệt khi sợ hãi, mặc dù không gây đau đớn nhưng khiến chúng bị ngã. Con người la thét quanh những con dê sẽ khiến chúng “xỉu”, nằm cứng đơ một lúc.
Dê hoang không bao giờ ngủ
Đây vẫn là một vấn đề gây tranh cãi giữa các nhà khoa học, nhưng những chuyên gia về dê khẳng định dê hoang không bao giờ ngủ.
Tết Ất Mùi: 15 điều kỳ lạ về loài dê - ảnh 4Một đàn dê hoang ở Kenya - Ảnh: Reuters
Dê là loài động vật được thuần chủng đầu tiên
Những nghiên cứu gần đây xác nhận các chứng cứ khảo cổ học cho thấy dê hoang ở dãy núi Zagros (ở Iran và Iraq) là nguồn gốc của tất cả loài dê thuần chủng ngày nay. Con người được cho là đã thuần chủng loài dê cách đây 9.000 năm.
Biết gãi lưng
Mặc dù không thông minh như con tinh tinh biết dùng nhánh cây để thu thập mật ong, nhưng dê được biết đến có khả năng nhặt rơm để gãi lưng.
Bị lây cảm cúm từ người
Con người bị cảm cúm nếu ho hoặc hắt hơi gần dê sẽ truyền nhiễm bệnh sang chúng.
Biết bơi
Dê là những tay bơi cừ khôi được cho là có khả năng bơi quãng đường xa và vượt đại dương để “gây giống” trên những hòn đảo gần nơi chúng sinh sống.
Tết Ất Mùi: 15 điều kỳ lạ về loài dê - ảnh 5Một người nắm sừng con dê trong một lễ hội ở Tây Ban Nha - Ảnh: Reuters
Giỏi leo trèo, nhảy nhót
Dê có thể leo lên các cành cây và vách núi dựng đứng mà không té ngã được cho là xuất phát từ việc tổ tiên của chúng phải leo lên vách núi, cây để tránh thú dữ và tìm thức ăn. Trong một số trường hợp, dê có thể nhảy cao đến 1,5 m.
Tết Ất Mùi: 15 điều kỳ lạ về loài dê - ảnh 6Dê leo cây ở Morocco - Ảnh: AFP
Tò mò
Dê có thể nhai bất kỳ thứ gì, nhưng điều này không phải vì chúng đói hay nhai một cách dại dột. Dê thật sự rất tò mò, chúng bỏ mọi thứ vào mồm nhai để “nghiên cứu” mọi vật xung quanh.
Trên 2.200 con dê được chôn cùng vua Ai Cập
Trong lịch sử, trước khi xuất hiện đồng xu, dê được trao đổi với bạc bởi vì chúng rất quý giá. Các nhà khảo cổ phát hiện vị vua Ai Cập pharaoh Cephranes được chôn cất cùng 2.234 con dê.
Tạo ra loại len cao cấp
Len Cashmere (hay còn gọi là len Kashmir) là loại len thuộc hàng cao cấp nhất trong ngành dệt được sản xuất từ lông dê.

Thứ Năm, 1 tháng 5, 2014

“Lao động là vinh quang”

Khi ấy, Đức Giêsu về quê, giảng dạy dân chúng trong hội đường của họ, khiến họ sửng sốt và nói: "Bởi đâu ông ta được khôn ngoan và làm được những phép lạ như thế? Ông không phải là con bác thợ sao? Mẹ của ông không phải là bà Ma-ri-a; anh em của ông không phải là các ông Gia-cô-bê, Giô-xếp, Si-môn và Giu-đa sao? Và chị em của ông không phải đều là bà con lối xóm với chúng ta sao? Vậy bởi đâu ông ta được như thế? " Và họ vấp ngã vì Người. Nhưng Đức Giê-su bảo họ: "Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình và trong gia đình mình mà thôi." Người không làm nhiều phép lạ tại đó, vì họ không tin. (Lời Chúa: Mt 13,54-58)
Người đời thường hay coi những người lao động chân tay là những kẻ thấp hèn. Thực tế, nếu không có những người lao động thì thế giới này không thể phát triển. Do đó phải biết quý trọng lao động, nhất là lao động chân tay vất vả.

Hôm nay, chúng ta mừng kính Thánh Giuse lao động, Người là quan thầy của những người lao động, xin Người cầu bầu cùng Chúa cho chúng con biết hăng say lao động cách chân chính để góp phần vào việc xây dựng gia đình, giáo xứ và xã hội ngày càng giầu đẹp hơn.

TGP TPHCM: Đại lễ Lòng Chúa Thương Xót


Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm đã chủ sự Thánh lễ trọng thể kính Lòng Chúa Thương Xót (LCTX) vào lúc 17g30 Chúa nhật 27/4/2014, tại Trung tâm Mục vụ TGP (TTMV). Đồng tế với ngài có Đức Giám mục giáo phận Thanh Hóa Giuse Nguyễn Chí Linh và 09 linh mục trong và ngoài TGP.
Đây là lần thứ VII, cộng đoàn LCTX Tổng Giáo phận TPHCM (TGP) tổ chức Đại lễ Lòng Chúa Thương Xót.
Ngay từ 13g30, mặc dù trời nắng nóng nhưng quý cha, quý tu sĩ nam nữ và giáo dân trong TGP đã đến tham dự rất đông đảo. Ngoài ra, còn có sự hiện diện của cộng đoàn LCTX đến từ các giáo phận: Xuân Lộc, Vĩnh Long, Phan Thiết, Bà Rịa, Phú Cường, Mỹ Tho, Đà Lạt, Cần Thơ và Long Xuyên… Tổng số khoảng 20.000 người.
Khởi đầu đại lễ, cha phó Nhà thờ Chánh tòa Phú Cường Giuse Nguyễn Phát Tài và cô Maria Đỗ Hồng Tho hướng dẫn chương trình cách sinh động, đã giới thiệu lược sử phong trào LCTX.
Cầu nguyện và Diễn nguyện
Đúng 15g00, cộng đoàn đã cầu nguyện chuỗi kinh Mân Côi và chuỗi kinh Lòng Chúa Thương Xót thật nghiêm trang.
Để thay đổi bầu không khí, chương trình văn nghệ đã diễn ra với các tiết mục như: “Cho con vững tin”, ca sĩ Mai Thảo; “Chúa không lầm”, ca sĩ Xuân Trường; “Sống phút hiện tại”, ca sĩ Diệu Hiền; “Chút lòng son”, ca sĩ Gia Ân; Múa cồng chiêng “Chúa đến với tôi”, Gia đình hiệp nhất Tây Nguyên. Ngoài ra, còn có sự góp mặt của phong trào Cursillo bằng tiểu phẩm “Người Cha nhân hậu” được diễn tả thật cảm động, và cuối cùng là tác phẩm “Thương con Chúa ơi” của cha chánh xứ giáo xứ Bắc Dũng Giuse Trần Cao Thăng cùng với ban nhạc. Tất cả đã nói lên tâm tình ngợi khen tình thương bao la của Thiên Chúa tuôn chảy nơi mỗi người, giúp chúng ta đến với Chúa Giêsu và tin tưởng phó thác hoàn toàn vào Lòng Chúa Thương Xót.
Trong lúc này, dọc theo các hành lang của Nhà Truyền Thống, quý cha đang ngồi tòa giúp cộng đoàn xưng tội để đón nhận ơn tha thứ từ đại dương bao la của Lòng Chúa Thương Xót.
Để thêm sinh động, đội trống của giáo xứ Tân Thái Sơn, giáo hạt Tân Sơn Nhì, trong trang phục cổ truyền rất đẹp, đã làm náo động sân TTMV bằng tiếng trống hùng tráng của mình. Ca đoàn tổng hợp LCTX TGP đã phục vụ Thánh lễ bằng tiếng hát du dương, mạnh mẽ, càng làm cho Thánh lễ thêm phần sốt mến.
Mừng đại lễ kính Lòng Chúa Thương Xót là niềm vui của những ai có lòng yêu mến Thánh Tâm Chúa Giêsu. Càng vui hơn khi trong giờ này, tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tuyên thánh cho Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Nhân dịp này, Cha Giám học HVMV TGP Phanxicô Bảo Lộc đã chia sẻ khái quát về cuộc đời của các ngài, sự cầu nguyện của Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, sự gắn bó của Giáo Hoàng Gioan XXIII với Giáo hội Việt Nam và giới thiệu 10 điều tâm niệm sống của người.
Sau đó, hai em khuyết tật Ngọc Hiếu và Lê Thị Bụi đã chia sẻ về những khó khăn, buồn chán của cuộc đời mình, và trở nên hạnh phúc như thế nào khi cảm nhận LCTX. Qua đó, cho chúng ta khám phá ra: Tình thương không biên giới của Thiên Chúa và chính những người kém may mắn đã kêu gọi chúng ta chạy đến với Lòng Chúa Thương Xót.


Thật vui mừng, cộng đoàn lại được Đức Giám mục giáo phận Thanh Hoá đến tham dự và chia sẻ về việc phong hiển thánh cho hai Đức Giáo hoàng: đây là lễ phong thánh vĩ đại nhất trong lịch sử Giáo hội, khoảng 5 đến 7 triệu người trực tiếp tham dự, trong đó có khoảng 300.000 người Ba Lan, có đại biểu của 24 quốc gia, khoảng 700 hồng y, giám mục và 1000 linh mục đồng tế. Đức cha còn giới thiệu đôi nét về cuộc đời và thân thế của hai tân hiển thánh.
Thánh lễ
Trước Thánh lễ, đỉnh cao của Đại lễ LCTX, ông đại diện cộng đoàn LCTX TGP đã dâng lên Chúa những khấn nguyện của mọi người. Tiếp theo là rước tượng LCTX lên lễ đài.
Đầu lễ, Đức cha Phêrô mời gọi cộng đoàn hãy mở lòng ra đón nhận lòng thương xót của Chúa, đồng thời trở thành những người chia sẻ LCTX cho anh chị em mình.
Trong bài giảng, Đức cha chủ tế giới thiệu một trong những lý do hai Đức Giáo hoàng được tôn phong hiển thánh cùng một ngày, đó là: Giáo hội muốn cống hiến cho chúng ta hai chứng nhân của LCTX. Hai tân thánh Giáo hoàng là mẫu mực cho chúng ta về LCTX.
Đức cha đã so sánh bức ảnh LCTX và bài Tin Mừng ngày hôm nay, cả hai có mối liên hệ mật thiết với nhau, có cùng nội dung, nhưng được diễn tả bằng hình thức khác nhau (chữ viết và hình ảnh). Điều đó nói lên tất cả vào lời mời gọi: hãy tập trung vào Chúa Giêsu Kitô, vì Ngài chính là hiện thân của lòng Chúa thương xót. Qua đó, Đức cha mời gọi hãy đến với Chúa Giêsu, lắng nghe và sống Lời Chúa, thực sự tôn vinh LCTX cách cụ thể và sống động.
Để thể hiện, chúng ta cần ý thức thân phận tội lỗi của mình, dám tin vào LCTX, không khép kín trong mặc cảm tội lỗi, mà mở lòng ra cho LCTX đổ vào, thanh tẩy, tha thứ cho chúng ta. Như thế, chúng ta sẽ biết sống khiêm tốn hơn, đồng thời chính chúng ta phải là người có lòng thương xót qua cách cư xử hằng ngày trong gia đình, giáo xứ và xã hội.


Cuối lễ, hai Đức cha cùng ban phép lành toàn xá cho cộng đoàn.
Trước khi kết thúc lúc 19g15, một đại diện cộng đoàn LCTX TGP cám ơn hai Đức cha, quý cha đồng tế và cộng đoàn đã sốt sắng tham dự Đại lễ hôm nay.